TAILIEUCHUNG - NHO GIÁO VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM_5

Tham khảo bài viết 'nho giáo và văn hóa ứng xử trong tư tưởng nguyễn bỉnh khiêm_5', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NHO GIÁO VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM Hễ kẻ trêu ngươi kẻ phải lo Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho. Tay kia khéo nắm còn khi mở Miệng nọ hay cười có lúc ho. Có thuở được thời mèo đuổi chuột Đến khi thất thế kiến tha bò. Được thua sau mới ăn năn lại Vô sự chăng hơn có sự ru Thơ Nôm bài 75 . Trong cách ứng xử Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ dừng lại ở việc xem xét khôn - khó mà còn yêu cầu phải có khôn - khéo đó là giữ cho được đạo trung dung không thiên lệch bất cập Đạo ở mình ta lấy đạo trung Chớ cho đục chớ cho trong Thơ Nôm bài 104 . Nhân gian thường nói Gạn đục khơi trong nhưng trong thế ứng xử giữa người với người Nguyễn Bỉnh Khiêm lại không cho như vậy bởi ông nghĩ rằng tránh được bất cập cũng có nghĩa là tránh được tình ngay lý gian Vả đã làm người cho biết lý Có đâu đeo dép ở nương dưa Thơ Nôm bài 107 . Nắm được lý con người sẽ biết thế nào là dại thế nào là khôn. Antinômi sau đây giữa dại và khôn được Trạng Trình lý giải rất biện chứng với mục đích đi tìm hạt nhân hợp lý của cách ứng xử Làm người có dại mới nên khôn Chớ dại ngây si chớ quá khôn. Khôn được ích mình đừng rẻ dại Dại mà giữ phận ấy dại khôn. Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy lại khôn. Chớ cậy rằng khôn khinh rẻ dại Gặp thời dại cũng hoá ra khôn Thơ Nôm bài 94 . Cuối cùng ông đưa ra một loạt cách ứng xử tương ứng với các mối quan hệ luân thường của Nho giáo Giữ mối rường hay giữ mối rường Làm người hãy giữ đạo thường thường. Nhắn nhủ bao nhiêu người ở thế Chẳng khôn đừng dở chớ ương ương Thơ Nôm bài 76 . Đạo đức Nho giáo đề cao việc thực hiện đạo cương thường trong giao tiếp ứng xử. Tam cương phản ánh đạo đức xã hội còn ngũ thường là những chuẩn mực đạo đức cá nhân bất di bất dịch. Thực hiện các chuẩn mực đạo đức đó trong quan hệ ngũ luân được gọi là đạo luân thường. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm khá nhiều bài thơ đề cập đến các khái niệm trung hiếu nghĩa đễ tín như là bổn phận của kẻ dưới đối với bề trên trong đó chữ hiếu được ông nhấn mạnh nhiều nhất Ngẫm đạo làm con

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.