TAILIEUCHUNG - Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong

Trong lịch sử Việt Nam, vương quốc Đàng Trong là một hiện tượng khá đặc biệt. Từ một thế lực cát cứ nhỏ bé so với Đàng Ngoài, Đàng Trong đã vươn lên lớn mạnh, tiếp tục di dân khẩn hoang, mở mang lãnh thổ, can thiệp ảnh hưởng ở Chân Lạp, đối trọng vớI Xiêm La | Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong Trong lịch sử Việt Nam vương quốc Đàng Trong là một hiện tượng khá đặc biệt. Từ một thế lực cát cứ nhỏ bé so với Đàng Ngoài Đàng Trong đã vươn lên lớn mạnh tiếp tục di dân khẩn hoang mở mang lãnh thổ can thiệp ảnh hưởng ở Chân Lạp đối trọng vớI Xiêm La. Trong nhiều hoạt động của Đàng Trong người Hoa đã tham gia ngay từ đầu như những lực lượng đóng góp quan trọng. Ngược lại Đàng Trong với những đặc điểm khá riêng biệt đã thu hút mạnh mẽ những ngườI Trung Hoa di cư đến làm ăn sinh sống cư ngụ lâu dài như vùng đất lành chim đậu. Lịch sử quá trình di cư của người Hoa vào Đàng Trong gắn chặt với tiến trình lịch sử phát triển của Đàng Trong và tình hình vùng duyên hải Nam Trung Hoa. Vào giữa cuối thế kỷ XVII tình hình Trung Quốc có nhiều biến động. Năm 1644 với sự cộng tác của viên tướng nhà Minh phản bội là Ngô Tam Quế quân đội Mãn Thanh đã chiếm được Bắc Kinh. Năm sau Nam Kinh cũng thất thủ. Về cơ bản Mãn Thanh đã thống trị toàn Trung Hoa từ đó. Tuy nhiên ở vùng Hoa Nam tình hình vẫn còn hỗn loạn. Cuộc kháng chiến của các đại diện tôn thất nhà Minh vẫn tiếp tục mặc dù yếu ớt. Ba vua nhà Minh là Lỗ vương kháng chiến ở Chiết Giang Đường vương ở Phúc Kiến và Quế vương ở Quảng Đông. Họ đều có hùng tâm được dân chúng ủng hộ nhưng thực tế yếu ớt nên lần lượt thất bại. Quế vương chống cự lâu hơn cả bị quân Thanh truy đuổi phải chạy sang trú ở Miến Điện. Ngô Tam Quế đem quân sang ép vua Miến Điện phải giao nộp Quế vương và giết chết ông năm 1662. Một viên tướng của Đường vương là Trịnh Thành Công đã tiếp tục kháng chiến hô hào Phản Thanh phục Minh . Thất bại ở đất liền Trịnh Thành Công kéo quân ra chiếm Đài Loan làm cứ điểm kháng chiến lâu dài làm chủ cả vùng duyên hải đông nam Trung Hoa trong suốt mấy mươi năm. Năm 1662 Trịnh Thành Công mất con là Trịnh Kinh thay tiếp tục chiến đấu. Năm 1681 Trinh Kinh cũng mất còn là Trịnh Khắc Sản thay thế nhưng không đủ tài năng để lãnh đạo. Hai năm sau quân Mãn Thanh tấn công Đài Loan Trịnh Khắc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.