TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Pháp luật về Điều ước quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập "

Pháp luật về Điều ước quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl PHẤP LUẬT VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC 1Ế CÙA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP Do nhiều nguyên nhân khác nhau và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam trong mỗi thời kì mà hệ thống pháp luật Việt Nam trong một thời gian dài chưa được hoàn chỉnh. Pháp luật về điều ước quốc tế của Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Mặc dù lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về điều ước quốc tế của Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung nhưng nếu so sánh với các lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam như pháp luật hình sự pháp luật dân sự pháp luật kinh tế thương mại. thì pháp luật về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam được hình thành chậm hơn. Từ năm 1980 trở về trước mặc dù trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn rất thấp quan hệ đối ngoại còn hạn hẹp nhưng đã có một số văn bản quy định về điều ước quốc tế của Việt Nam được ban hành. Đây chính là nền móng cơ bản đầu tiên cho sự phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn của pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế sau này. 1 Thậm chí ngay từ khi Hiến pháp năm 1946 chưa được thông qua một trong các hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam mới chính là việc trực tiếp kí kết và thực hiện những điều ước quốc tế song phương đầu tiên đó là Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp kí ngày 6 3 1946 và bản Tạm ước ngày 14 9 1946. ThS. NGUyẾN THỊ THUẬN Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 27 10 1989 sau đây gọi là Pháp lệnh năm 1989 tiếp theo đó ngày 28 5 1992 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 182 HĐBT quy định thi hành chi tiết việc thi hành Pháp lệnh này sau đây gọi là Nghị định số 182 chính là văn bản pháp luật mang tính chuyên ngành đầu tiên quy định tương đối đầy đủ về công tác điều ước quốc tế của Việt Nam. Từ chỗ chỉ có một vài điều khoản ghi nhận về thẩm quyền kí kết và phê chuẩn điều ước quốc tế trong các bản Hiến pháp và một số quy định trong các văn bản pháp luật khác .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.