TAILIEUCHUNG - CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

Thời kỳ Xuân thu-Chiến quốc, một loạt vấn đề xã hội quan trọng đặt ra cho các nhà triết học, trong đó vấn đề quan trọng nhất là tìm con đường, kế sách đưa đất nước Trung Hoa từ loạn thành trị. Các thế lực phong kiến đang lên có nhu cầu sử dụng những người hiền tài và đồng thời cũng để cho họ có được tự do tư tưởng trong những giới hạn nhất định. Những điều kiện đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà triết học phát triển và. | CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG B. TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ, TRUNG ĐẠI I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 1) Hoàn cảnh lịch sử Lịch sử Trung Hoa cổ đại chia thành hai thời kỳ : + Thời tam đại (Ba triều đại: nhà Hạ, nhà Thương và nhà Tây Chu (thế kỷ XI-VIII TCN). + Thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc - Thời kỳ Xuân Thu (770-475) - Thời kỳ Chiến quốc (475-221) Triết học Trung Hoa ra đời trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. Thời kỳ Xuân thu-Chiến quốc, một loạt vấn đề xã hội quan trọng đặt ra cho các nhà triết học, trong đó vấn đề quan trọng nhất là tìm con đường, kế sách đưa đất nước Trung Hoa từ loạn thành trị. Các thế lực phong kiến đang lên có nhu cầu sử dụng những người hiền tài và đồng thời cũng để cho họ có được tự do tư tưởng trong những giới hạn nhất định. Những điều kiện đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà triết học phát triển và khẳng định quan điểm của mình. Chính vì thế, xuất hiện nhiều trường phái triết học đa dạng. Họ đưa ra nhiều con đường, kế sách khác nhau, đối lập nhau, đấu tranh với nhau, tạo ra không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Quốc. Lịch sử Trung Quốc gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử”, “Bách gia tranh minh”. 2) Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ đại - Nhấn mạnh tinh thần nhân văn, bàn nhiều vấn đề con người, còn vấn đề triết học tự nhiên thì ít được bàn đến. - Ít bàn đến vấn đề tâm linh, siêu tự nhiên. - Chú trọng triết học chính trị, đạo đức. Mục đích cao nhất của triết học là tìm con đường, kế sách để chấm dứt tình trạng loạn lạc, đem lại thái bình thịnh trị. - Nhấn mạnh sự hài hòa giữa xã hội và tự nhiên (thiên nhân hợp nhất), sự thống nhất giữa các mặt đối lập (trung dung). - Phương pháp tư duy trực giác, ít chú trọng đến sự lý giải, chứng minh. II. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI 1) Thuyết Ngũ hành, Âm dương Thuyết Ngũ hành Là một thuyết duy vật trực quan, chất phác ở Trung hoa cổ đại, giải thích nguồn gốc của vũ trụ từ 5 yếu tố vật chất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa , Thổ. Ngũ hành có .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.