TAILIEUCHUNG - Bút Tích Chữ Triện Của Hồ Nguyên Trừng

Bia “Phổ Đồng Tháp Ký” nằm trên tháp phổ đồng thuộc khu vực chùa Tú Phong khu Hải Điện – Bắc Kinh, TQ. Hai chữ “Phổ đồng” thực ra không phải tên riêng của tháp, mà là cách gọi chung cho các tháp lưu giữ tro cốt chung cho nhiều người, thường gửi ở nơi chùa miếu trong truyền thống tang táng của người Trung Quốc. Nội dung bài văn bia này do Hồ Huỳnh – thượng thư bộ Lễ nhà Minh soạn, văn bia cũng cho biết Hồ Nguyên Trừng viết chữ triện trán bia và đạo sĩ Châu. | Bút Tích Chữ Triện Của Hồ Nguyên Trừng Bia Phổ Đồng Tháp Ký nằm trên tháp phổ đồng thuộc khu vực chùa Tú Phong khu Hải Điện - Bắc Kinh TQ. Hai chữ Phổ đồng thực ra không phải tên riêng của tháp mà là cách gọi chung cho các tháp lưu giữ tro cốt chung cho nhiều người thường gửi ở nơi chùa miếu trong truyền thống tang táng của người Trung Quốc. Nội dung bài văn bia này do Hồ Huỳnh - thượng thư bộ Lễ nhà Minh soạn văn bia cũng cho biết Hồ Nguyên Trừng viết chữ triện trán bia và đạo sĩ Châu Đạo Ninh viết chữ. về nhân vật Hồ Huỳnh chúng ta đã biết đến qua bài bạt mà ông viết trong tác phẩm Nam Ông Mộng Lục của Hồ Nguyên Trừng. Qua tấm bia này một lần nữa chúng ta thấy mối quan hệ khăng khít bạn bè thân cận giữa hai ông. Hồ Huỳnh 1375 - 1463 tự Nguyên Khiết người Vũ Tiến nay là Thường Châu Giang Tô . Năm Kiến Văn thứ 2 đậu tiến sĩ được giao chức Cấp sự trung ở Bộ binh. Năm Vĩnh Lạc nguyên niên 1403 đổi làm Đô cấp sự trung bộ Hộ. Do cái chết của Minh Huệ Đế không rõ ràng nên Minh Thành Tổ đã mật sai Hồ Huỳnh đi điều tra khắp thiên hạ đến năm Vĩnh Lạc 14 mới về kinh được thăng Lễ bộ tả thị lang. Sau khi Minh Thành Tổ chết Hồ Huỳnh cùng 4 người khác là cố mệnh đại thần. Tháng 4 năm Tuyên Đức nguyên niên 1426 thăng Thượng thư bộ Lễ. Năm đầu niên hiệu Cảnh Thái sung Thái tử Thái phó. Làm thượng thư bộ Lễ hơn 30 năm sau về trí sĩ mất được ban thụy là Trung An. Ông để lại trước tác có Chi Hiên Tập ngoài ra còn có bài văn bia Sắc tứ Pháp Hải thiền tự bi ký soạn năm Chính Thống 8 1443 Về thể chữ triện đó là một trong năm thể chữ cơ bản của lối viết chữ Hán có từ trước thời Tần gọi là Đại triện sau khi nhà Tần thống nhất thiên hạ chỉnh lý lại chữ viết Lý Tư đã giản ước cải tiến lại chữ của sáu nước đặt ra lối chữ giản đơn hơn gọi là Tiểu triện hay Tần triện Lý Tư cũng được coi là một đại biểu của thư gia viết lối chữ triện trong lịch sử thư pháp chữ triện của Lý Tư hiện còn thấy trên Thái Sơn khắc thạch. Qua đời Hán lối chữ Triện không tiện dụng nữa và dần được thay thế bằng các .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.