TAILIEUCHUNG - Xung quanh bài thơ đề từ "Truyện Kiều" của Phạm Quí Thích

Trong đa số các bản Kiều Nôm cổ, phần mở đầu thường có một bài thơ bắt đầu bằng câu: Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường. Bài thơ không được ghi rõ đề mục nên cho tới nay, xung quanh bài thơ, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề như: - Tên gọi của bài thơ vốn là thế nào? - Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với vấn đề xác định thời điểm sáng tác Truyện Kiều. . | Xung quanh bài thơ đề từ Truyện Kiều của Phạm Quí Thích Trong đa số các bản Kiều Nôm cổ phần mở đầu thường có một bài thơ bắt đầu bằng câu Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường. Bài thơ không được ghi rõ đề mục nên cho tới nay xung quanh bài thơ chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề như - Tên gọi của bài thơ vốn là thế nào - Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với vấn đề xác định thời điểm sáng tác Truyện Kiều. Dưới đây chúng tôi xin trình bày ngắn gọn một số tư liệu về các vấn đề này. 1. Về tên gọi của bài thơ . Như đã giới thiệu ở trên các văn bản Truyện Kiều cổ thường không ghi rõ đề mục của bài thơ Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường. - Bản Duy Minh Thị 1872 chỉ ghi Hoa Đường Phạm tiên sinh soạn rồi sau đó khắc bài thơ. - Bốn bản Liễu Văn Đường 1866 1871 Quan Văn Đường 1879 Thịnh Mĩ Đường 1879 thì ghi hai chữ Thi vân rồi khắc bài thơ cuối bài thơ mới đến dòng Lương Đường Phạm tiên sinh soạn. - Bản Abel des Michels 1884 thì có hai nét đặc biệt là a ở bản Nôm có ghi Thi vân như các bản miền Bắc nhưng để hai chữ Hoa Đường như ở bản Duy Minh Thị 1872 b ở bản Pháp văn thì giới thiệu đây là Bài tựa bằng thơ chữ Hán của giáo sư Hoa Đàng Phàm Préface en vers chinois du professeur Hoa Đàng Phàm 1 . - Bản Nọa Phu 1870 không dùng Thi vân nhưng cuối bài thơ ghi một dòng dài hơn bình thường Lê triều tiến sĩ Lương Đường Phạm Lập Trai đề. - Đến bản Kiều Oánh Mậu 1902 thì thay Thi vân bằng hai chữ Đề từ và ở cuối bài cũng ghi một dòng không giống đa số các bản khác Hoa Đường Lập Trai Phạm Quí Thích đề. Từ thực tế trên nhất là từ ảnh hưởng của bản Kiều Oánh Mậu dần dần hai chữ Đề từ được một số người coi như là cái tên mà tác giả đặt ra cho bài thơ. . Nhưng rồi giới nghiên cứu bắt đầu nghi ngờ cái tên Đề từ và cố gắng đi tìm tên thật của bài thơ. Năm 1998 trong bài báo Không có bản Phường với nghĩa là bản Truyện Kiều do Phạm Quí Thích đưa in đăng trên Tạp chí Văn học số 1 và tạp chí Sông Hương số 1 sau này được tập hợp lại trong các cuốn Văn bản Truyện Kiều -

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.