TAILIEUCHUNG - TƯỢNG CỔ VIỆT NAM

"Các nghệ sĩ Việt Nam có những người thầy rất vĩ đại", đó là cảm tưởng của hầu hết khách nước ngoài tới thăm chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất - Hà Sơn Bình) đã nói rất chân tình và hết sức khâm phục khi đứng trước những pho tượng Phật "sống". | TƯỢNG CỔ VIỆT NAM Các nghệ sĩ Việt Nam có những người thầy rất vĩ đại đó là cảm tưởng của hầu hết khách nước ngoài tới thăm chùa Tây Phương huyện Thạch Thất - Hà Sơn Bình đã nói rất chân tình và hết sức khâm phục khi đứng trước những pho tượng Phật sống . Tượng tròn cổ mà đa số là mượn đề tài của tôn giáo là một thể loại nghệ thuật giữ vị trí khá quan trọng trong vốn nghệ thuật tạo hình rất phong phú của ông cha chúng ta. Muốn được tự đánh giá nhận thức về nghệ thuật của mình ra sao so với những lời ca ngợi đầy thán phục ở nhiều nước trên thế giới ta có thể tìm gặp những lời ca ngợi đầy thán phục ở nhiều nước thế giới ta có thể tìm gặp những pho tượng đó một cách dễ dàng ngay tại Bảo tàng Mỹ thuật ở kế bên Quốc Tử Giám Hà Nội. Tất nhiên ở đây chưa sưu tầm được đầy đủ và không thể trưng bày được hết những pho tượng cổ xuất sắc khác hiện có trên đất nước ta. ở đây có những tác phẩm tiêu biểu từ thời Lý thế kỷ thứ 11 đến thời Tây Sơn cuối thế kỷ 18. Pho tượng bằng đá trắng cao 2 77 mét nguyên quán vốn ở chùa Phật Tích huyện Tiên Sơn Hà Bắc đó là tượng A-di-đà được tạc vào năm 1057. Dáng tượng thon thả thanh nhã có khuynh hướng vút về chiều cao trông trang nghiêm mà thật là dịu dàng. Cách diễn tả được kết hợp tài tình giữa hình khối căng tròn và đường nét mềm mại đã tạo nên những nếp áo mượt mà gợi cho ta thấy như những lớp lụa mỏng bó sát lấy thân người. Phần thành công nhất của pho tượng là ở khuôn mặt vẻ mặt đã thoát ra khỏi mẫu mực công thức của tượng tôn giáo để đạt tới sự gần gũi với người trần tục theo quan niệm thẩm mỹ xưa của các cụ cổ cao ba ngấn mắt lá dăm lông mày lá liễu rất phù hợp với chiếc sống mũi thắng và cao với nụ cười duyên dáng. Đây là pho tượng Phật duy nhất còn lại mẫu mực điển hình về phong cách tượng thời Lý. ở thế kỷ 16 có tượng Quan Âm ở chùa Hạ Vĩnh Phú cao hơn 3 mét bằng gỗ mít sơn son thiết vàng. Đây là một tượng đẹp thể hiện bằng những đường nét hình khối đầy đặn và khỏe. Sang thế kỷ 17 ta có rất nhiều tượng giá trị được tạc trau chuốt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.