TAILIEUCHUNG - Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có nói rằng: “Có quá không khi nói rằng, ở Việt Nam, những chuyển động lớn của thơ ca mới mang lại các bước ngoặt văn chương, bởi đó là bằng chứng của một sự chín muồi trọn vẹn về cảm xúc thẩm mỹ” (Xin chào thơ giữa con đường), ý nghĩ ấy càng được xác tín khi quan sát con đường hiện đại hóa của văn học Hàn Quốc và Việt Nam. | II A - 1 r 1 - Ầ J 1 Ấ 1 Hiện đại hoá văn học đâu thê kỉ XX Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quôc và Việt Nam Trong một bài viết trước đây chúng tôi có nói rằng Có quá không khi nói rằng ở Việt Nam những chuyển động lớn của thơ ca mới mang lại các bước ngoặt văn chương bởi đó là bằng chứng của một sự chín muồi trọn vẹn về cảm xúc thẩm mỹ Xin chào thơ giữa con đường ý nghĩ ấy càng được xác tín khi quan sát con đường hiện đại hóa của văn học Hàn Quốc và Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng những bài thơ mới của Hàn Quốc từ năm 1908 với Choi Nam Son và sau đó Kim Ok cùng nhiều nhà thơ khác cùng với hoạt động dịch thuật có chủ đích và những lời phát biểu của họ cho thấy phương Tây đã đi đến chỗ sâu nhất mượn ý của Hoài Thanh trong hồn họ bật lên thành ý thức thành quan niệm. Và từ đầu thế kỷ cho đến những năm 30 nhiều xu hướng khác nhau cùng tồn tại trong thơ ca Hàn Quốc. Biểu hiện đa dạng của chúng làm cho nhà nghiên cứu không thể chỉ dùng những quy phạm vốn có của trào lưu mà xếp loại. Peter H. Lee đã dùng những tên gọi khác nhau không trên cùng bình diện Tượng trưng lãng mạn cách tân thơ dân gian thơ ca thuần túy thơ ca vì đời sống trào lưu hình tượng siêu thực thơ ca cánh tả thơ ca kháng chiến. Nhưng nhìn chung tinh thần tự ý thức tự thí nghiệm qua các hình thức tác phẩm của nhà văn Hàn Quốc đã buộc công chúng phải chú ý quá trình sáng tạo và nguyên liệu sử dụng lớp công chúng chủ động hình thành. Tự hào là một nước thơ nhưng thơ ca Việt Nam khởi động muộn hơn. Có thể chỉ kể từ Tản Đà với tập thơ Khối tình con 1 1915 Giấc mộng con 1917 rồi sau đó phải chờ đến năm 1932 với bài Tình già của Phan Khôi mở ra một phong trào xứng danh là Thơ mới. Trong suốt 30 năm đầu thế kỷ ấy Việt Nam chưa có trào lưu thơ Tản Đà có lẽ chỉ là lãng mạn kiểuphương Đông cách tân bằng cách dung nạp một số yếu tố nhạc điệu dân gian Việt Nam. Từ 1932 cho đến 1945 giai đoạn được coi là hiện đại hóa mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam từ trước đến nay phong trào Thơ mới được gọi là một cuộc cách mạng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.