TAILIEUCHUNG - Báo cáo : Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế - so sánh với pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi

Việc Việt Nam kí gia nhập Công ước này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc từng bước hội nhập vào khuôn khổ hợp tác đa phương về tư pháp quốc tế mà trước hết là việc thực hiện Công ước về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. . | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl CÔNG ưỡc LAHAY NẪM1993 VẼ BÀO VỆ TRỀ EM VÀ HỢP TÀC TRONG IĨNH vực NUÔI CON NUÔI QUỐC TẼ - so SẤNH VỚI PHẤP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI Sau thời gian xem xét hoàn thiện pháp luật trong nước cho phù hợp với Công ước về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế ngày 7 12 2010 Việt Nam đã kí Công ước này. Việc Việt Nam kí gia nhập Công ước này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc từng bước hội nhập vào khuôn khổ hợp tác đa phương về tư pháp quốc tế mà trước hết là việc thực hiện Công ước về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Cùng với việc Luật nuôi con nuôi có hiệu lực từ ngày 01 01 2011 việc kí Công ước này chắc chắn tạo ra khuôn khổ pháp luật đồng bộ điều chỉnh cả vấn đề nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vì lợi ích cao nhất của trẻ em trong đó có trẻ em Việt Nam. 1 Công ước Lahay năm 1993 được thông qua ngày 29 5 1993 có hiệu lực từ ngày 01 5 1995. Tính đến năm 2010 đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước. Một số nước châu Á như Trung Quốc Campuchia Thái Lan Philippines Mông Cổ Ấn Độ. đã trở thành thành viên của Công ước này. Công ước gồm lời nói đầu 7 chương 48 điều đề cập các vấn đề cơ bản sau Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi điều kiện nuôi con nuôi cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi công nhận và hệ quả pháp lí của việc nuôi con nuôi trình tự thủ tục giải quyết nuôi con nuôi. 10 TS. NGUyỄN HÔNG BAC a. Nguyên tắc cơ bản giải quyết nuôi con nuôi Những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay năm 1993 được coi là những quy định bắt buộc có giá trị ràng buộc chung đối với tất cả các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc đó được đề cập trong phần đầu tiên của Công ước bao gồm cả các nguyên tắc được công nhận trong các văn kiện pháp lí quốc tế đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20 11 1989 và Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lí liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em Chỉ dẫn đặc biệt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.