TAILIEUCHUNG - Ấn chương Việt Nam - Ấn chương trong binh chế quân đội thời Nguyễn

Tổ chức quân đội và ấn dấu của một số danh tướng đầu thời Nguyễn Quân đội nhà Nguyễn có tiền thân từ thời các chúa Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh với nhà Tây Sơn, quân đội là lực lượng căn bản để thành lập nhà Nguyễn, và sau này khi nhà Nguyễn đã giành được quyền thống trị thì quân đội trở thành một bộ phận quan trọng của nhà nước phong kiến Việt Nam đương thời. Khi Nguyễn Phúc Ánh xưng vương ở Sài Gòn (năm 1780) thì quân đội nhà Nguyễn đã được tổ chức và. | Ân chương Việt Nam - Ản chương trong binh chế quân đội thời Nguyễn 1. Tổ chức quân đội và ấn dấu của một số danh tướng đầu thời Nguyễn Quân đội nhà Nguyễn có tiền thân từ thời các chúa Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh với nhà Tây Sơn quân đội là lực lượng căn bản để thành lập nhà Nguyễn và sau này khi nhà Nguyễn đã giành được quyền thống trị thì quân đội trở thành một bộ phận quan trọng của nhà nước phong kiến Việt Nam đương thời. Khi Nguyễn Phúc Ánh xưng vương ở Sài Gòn năm 1780 thì quân đội nhà Nguyễn đã được tổ chức và trang bị tương đối đầy đủ. Biên chế quân đội Nguyễn theo hình thức Ngũ chế mỗi bậc chia làm năm Trung Tiền Tả Hữu Hậu. Cấp Quân là cấp cao nhất và được chia làm năm Quân Trung quân Tiền quân Tả quân Hữu quân và Hậu quân. Mỗi Quân có một viên Chưởng phủ sự hay một chức Đô thống đứng đầu thường được ghi là Đô thống phủ chưởng phủ sự. Có binh chủng đặt Doanh không đặt Quân cấp Doanh nhỏ hơn cấp Quân mỗi Doanh có 5 Vệ đều do một chức Đô thống hay một quan Thống chế chỉ huy dưới cấp Quân Doanh là cấp Vệ hoặc Cơ dưới Vệ Cơ là cấp Đội Thuyền. Sau này khi chiến tranh chấm dứt nhà Nguyễn đặt riêng lực lượng quân đội ở kinh gồm ba loại Thân binh Cấm binh và Tinh binh. Mỗi Binh chia làm các Doanh Vệ hoặc Viện thuộc cấp có các Đội Ban. Năm Minh Mệnh thứ 12 1831 đặt cấp tỉnh đứng đầu quân binh ở tỉnh là chức Đề đốc hoặc Lãnh binh Phó Lãnh binh tùy từng tỉnh lớn hay nhỏ mà đặt cấp số Vệ Cơ Đội nhất định. Hàng ngũ tướng tá trong quân đội từ Đại tướng đứng đầu Quân cho đến Viên chỉ huy ở cấp Đội Thuyền đều được ban cấp ấn kiềm Quan phòng hoặc Đồ ký để dùng trong việc quân binh. Mặt ấn dấu thường khắc tên đơn vị tên chức vụ hoặc cả tên đơn vị và tên chức vụ trong một quả ấn. Thời Gia Long Nguyễn Ánh cho đến giai đoạn đầu triều Minh Mệnh tướng lĩnh trong quân đội giữ vị trí then chốt trong chính quyền. Hầu hết các Đại tướng đứng đầu năm Quân đều là những đại thần quan trọng của triều đình. Chức vụ và quyền hạn của tướng lĩnh hơn hẳn các văn quan mặc dầu phẩm trật

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.