TAILIEUCHUNG - BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 2

Lý thuyết Các màng sinh học của tế bào như màng sinh chất và màng không bào là những cấu trúc sống, là một lớp đôi phospholipid với các đầu ưa nước quay ra bên ngoài còn các đầu kỵ nước quay vào bên trong. Trên màng có chứa các loại protein tạo nên một cấu trúc thể khảm lỏng với các thành phần linh động có thể được chứng minh nhờ vào tính dẻo của chúng. Các màng sinh học có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi giữa tế bào và môi trường. | BÀI SỐ 2 HIỆN TƯỢNG THẢM THẤU SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC GIỮA TẾ BÀO THỰC VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME I. HIỆN TƯỢNG THẢM THẤU CỦA MÀNG TẾ BÀO 1. Lý thuyết Các màng sinh học của tế bào như màng sinh chất và màng không bào là những cấu trúc sống là một lớp đôi phospholipid với các đầu ưa nước quay ra bên ngoài còn các đầu kỵ nước quay vào bên trong. Trên màng có chứa các loại protein tạo nên một cấu trúc thể khảm lỏng với các thành phần linh động có thể được chứng minh nhờ vào tính dẻo của chúng. Các màng sinh học có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi giữa tế bào và môi trường ngoài. Các trao đổi này liên quan đến lượng nước có thể ra hay vào tế bào do hiện tượng thẩm thấu và các đặc tính của các ion có thể hay không thể xuyên qua màng. Hiện tượng thẩm thấu của tế bào là là sự khuếch tán của phân tử nước qua màng có tính thấm chọn lọc. Khi tế bào được đặt trong dung dịch ưu trương tế bào sẽ bị mất nước và co lại. Khi đó màng tế bào sẽ tách khỏi vách và tế bào ở trạng thái co nguyên sinh. Khi đặt lại tế bào này trong dung dịch nhược trương nước sẽ di chuyển vào trong tế bào thể tích không bào tăng dần tế bào chất giãn ra màng tế bào dần dần trở nên căng cứng và ép sát vách. Khi đó tế bào trên ở trạng thái hồi nguyên sinh phản co nguyên sinh 2. Dụng cụ - Hóa chất - Nguyên liệu a. Dụng cụ - Hóa chất - KNO3 1M - Lame - Pipet Pasteur - Lamelle - Kim mũi giáo - Kính hiển vi - Becher b. Nguyên liệu - Củ hành tím 3. Thực hành 7 - Dùng dao lam tách một lớp mỏng biểu bì của củ hành tím và đặt mảnh biểu bì vảy hành lên lame đã nhỏ sẵn 1 giọt nước đậy lamelle lại và quan sát lần lượt ở vật kính 4X 10X. Vẽ hình. - Sau đó dùng giấy thấm thấm khô nước trên mẫu vật vừa mới quan sát và nhỏ vào đó 1 giọt KNO3 1M đậy lamelle lại và quan sát lần lượt ở vật kính 4X 10X. Vẽ hình nhận xét và giải thích các tế bào vẩy hành khi quan sát trong giọt nước và trong giọt KNO3 1M. II. SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC GIỮA TẾ BÀO THỰC VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG NGOÀI 1. Lý thuyết Nước ở môi trường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.