TAILIEUCHUNG - TIỂU LUẬN kinh tế chính trị về bản chất bóc lột sức lao động của tư bản chủ nghĩa

Khi nghe những chế độ như là “ người bóc lột người hay “cừu ăn thịt người” của công nhân Anh cuối thế kỉ 19, chúng ta đều tức giận bới đó là sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản lên người công nhân khi họ bắt nhân công của mình làm việc 14 tiếng một ngày nhưng điều kiện ăn uống hay chỗ ở cực kì eo hẹp, đồng lương rất ít ỏi và hàng trăm thứ thuế áp đặt lên người công nhân. Người lao động gần như làm không công và là một “công cụ sản xuất biết nói” | Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí thì các nhà tư bản theo đuổi giá trị thặng dư tương đối bằng cách tăng năng suất lao động. Chủ sản xuất rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. Bằng cách này nhà tư bản có thể bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê nhiều hơn mà không vấp phải sự phản đối của họ. Về bề ngoài, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi làm trong một thời gian 8 tiếng theo giờ hành chính, thậm chí còn không phải làm những công việc mệt nhọc hay nguy hiểm vì đã có sự hỗ trợ của máy móc, kĩ thuật cao. Nhưng chúng ta không ý thức được rằng cái mà chúng ta được trả vẫn chỉ là giá trị ngang bằng với giá trị chúng ta tạo ra trong thời gian lao động cần thiết, còn phần giá trị thặng dư chúng ta tạo ra vẫn bị chiếm đoạt mà không được trả. Hơn nữa, cái mà người lao động phải bỏ ra rất nhiều bấy giờ chính là trí óc, là chất xám, một thề loại của sức lao động.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.