TAILIEUCHUNG - Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Năm (B): Tư tưởng triết học Hy Lạp trong thế kỷ IV và III tr. CN

Mặc dù tựa bài là «Tư tưởng triết học Hy Lạp trong thế kỷ IV và III tr. CN», bài giảng này lại chủ yếu bàn về tư tưởng Hy Lạp từ Homère (thế kỷ thứ VIII tr. CN) cho đến các triết gia và kịch gia thuộc thế kỷ thứ V tr. CN, với sự vắng mặt của dòng tư tưởng từ Socrate (khoảng 470 - 399) qua Platon (khoảng 427 - 347) đến Aristote (384 - 322) vì một lý do nào đó không rõ. Chúng tôi đã quyết định giữ nguyên tựa bài, chỉ viết thêm. | Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Phần Năm B Tư tưởng triết học Hy Lạp trong thế kỷ IV và III tr. CN Mặc dù tựa bài là Tư tưởng triết học Hy Lạp trong thế kỷ IV và III tr. CN bài giảng này lại chủ yếu bàn về tư tưởng Hy Lạp từ Homère thế kỷ thứ VIII tr. CN cho đến các triết gia và kịch gia thuộc thế kỷ thứ V tr. CN với sự vắng mặt của dòng tư tưởng từ Socrate khoảng 470 - 399 qua Platon khoảng 427 - 347 đến Aristote 384 - 322 vì một lý do nào đó không rõ. Chúng tôi đã quyết định giữ nguyên tựa bài chỉ viết thêm lời nói đầu này. Phạm Trọng Luật I - BƯỚC ĐẦU CỦA VĂN MINH HY LẠP Thế kỷ thứ VIII - thứ VII tr. CN là giai đoạn phát triển đầu tiên của những quốc gia thành thị Hy Lạp. Trước đấy ở đất Hy Lạp đã có hai nền văn minh phát triển văn minh Crète và sau đấy là văn minh Mycènes. Nhưng vào thiên niên kỷ thứ II khoảng sau 1200 tr. CN có một cuộc xâm lăng lớn của những bộ lạc Doriens những bộ lạc này cũng là một chi nhánh của chủng tộc Hy Lạp nhưng còn ở thời Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx kỳ dã man. Lúc chuyển vào Hy Lạp thị tộc Doriens đã phá phách những kết quả của văn minh Mycènes kết quả đó thực tế cũng chưa cao lắm mà còn ở thời kỳ bộ lạc tan rã . Do đó chủng tộc Hy Lạp lại trở lại trình độ dã man. Trong mấy thế kỷ thứ X - thứ IX tr. CN2 không để lại di tích gì mãi đến thế kỷ thứ VIII tr. CN những thị tộc ấy mới lại phát triển và xây dựng những quốc gia thành thị lớn ở tại Tiểu Á và bán đảo đặc biệt là những thành thị như Mytilène Ephèse Milet ở Tây Tiểu Á Corinthe ở bán đảo. Đặc điểm của những quốc gia thành thị mới này là đã phát triển được chế độ cộng hòa quí tộc. Trái với những bước đầu của văn minh chiếm hữu nô lệ ở Đông phương là quân chủ độc đoán - tổ chức Nhà nước đã phải xây dựng bằng cách tập trung triệt để chính quyền quí tộc để bảo đảm những điều kiện tổ chức tối thiểu nhằm phát triển công thương nghiệp xây dựng đời sống thành thị và đánh đổ chế độ thị tộc - thì ở Hy Lạp ngay buổi đầu tổ chức Nhà nước đã được xây dựng theo một hướng chống quân chủ. Tất nhiên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.