TAILIEUCHUNG - Nguyễn Du như một thi sĩ

“Trong tư thế xếp bằng trên chiếu trải giữa nền đất, ông ngồi trước một ấm nước chè xanh và một ngọn đèn vặn nhỏ bằng hạt đậu. Lúc này ông không hề để mắt ngó qua đến sách vở, cũng chả hút thuốc vặt, mà chỉ so vai lại, thu cả hai bàn tay vào lòng như một người suốt cả đời luôn cảm thấy rét, hai con mắt lim dim nhìn xuống chiếu đang nghĩ.“ | Nguyễn Du như một thi sĩ Lý do để sống Trong tư thế xếp bằng trên chiếu trải giữa nền đất ông ngồi trước một ấm nước chè xanh và một ngọn đèn vặn nhỏ bằng hạt đậu. Lúc này ông không hề để mắt ngó qua đến sách vở cũng chả hút thuốc vặt mà chỉ so vai lại thu cả hai bàn tay vào lòng như một người suốt cả đời luôn cảm thấy rét hai con mắt lim dim nhìn xuống chiếu đang nghĩ. Mở đầu một bài viết về Nam Cao Nguyễn Minh Châu từng vẽ ra hình ảnh tác giả Chí Phèo như vậy. Đoạn văn thật đã bắt trúng cái thần của con người và giúp người ta hình dung cách làm việc kiểu tư duy nghệ thuật của Nam Cao. Nhưng tôi ngờ rằng trước Nam Cao khá lâu - tính ra có đến già một thế kỷ - có một người nữa còn thích hợp hơn với cái cảnh ngồi giữa màn đêm nghĩ ngợi sự đời người đó là Nguyễn Du. Dù là lúc sống thanh bần giữa mảnh đất Nghi Xuân quê hương hay khi chạy loạn dạt xuống Thái Bình khi làm chức quan cai bạ ở Quảng Bình hay khi giữa đường đi sứ dừng lại ở những Hồ Nam Hàng Châu An Huy Sơn Đông. xa lạ mấy đi nữa thì ông vẫn thường một mình một bóng như vậy. Và cái tư thế ngồi nghĩ trong đêm đó gợi cho chúng ta thấy hình ảnh một loại nghệ sĩ xưa nay hiếm song lại đáng được coi là cái phần tự hào của nền văn học dân tộc. Do sống trong một đất nước có lắm gian nan nên phần lớn người nghệ sĩ trong xã hội Việt Nam trước tiên là những người hành động. Chẳng phải đến nửa cuối thế kỷ XX với tư cách là những công dân tham gia hai cuộc chiến tranh liên tiếp các văn thi sĩ mới tự nguyện sống theo cái tâm niệm Thà một cây chông trừ giặc Mỹ - Hơn ngàn trang sách luận văn chương . Mà ngay trong các thế kỷ trước con người hành động cũng chiếm một phần lớn trong số những người làm thơ có tên trong lịch sử. Nguyễn Trãi tồn tại trước hết như một người tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau đó là một quan chức trong vương triều Lê. Không kể cái tên Quân trung từ mệnh tập đã nói rõ ý nghĩa những bài văn của ông mà ngay những nét tâm tình bộc lộ trong thơ xa gần cũng có liên quan đến trách nhiệm công dân mà ông

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.