TAILIEUCHUNG - Hoàn thiện pháp luật về vi phạm hành chính từ kinh nghiệm của Liên bang Nga

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) năm 2008 thì Pháp lệnh chỉ tồn tại trong một thời gian, sau đó phải trình Quốc hội ban hành thành luật. Hiện nay, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã được duy trì quá lâu (từ năm 1989 đến nay). Đây là một điều không hợp pháp lẫn không hợp lý. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc Quốc hội ban hành Luật về Xử lý vi phạm hành chính. Luật này ra đời sẽ đánh dấu sự hoàn thiện pháp luật về. | Hoàn thiện pháp luật về vi phạm hành chính từ kinh nghiệm của Liên bang Nga Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Luật BHVBQPPL năm 2008 thì Pháp lệnh chỉ tồn tại trong một thời gian sau đó phải trình Quốc hội ban hành thành luật. Hiện nay Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã được duy trì quá lâu từ năm 1989 đến nay . Đây là một điều không hợp pháp lẫn không hợp lý. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc Quốc hội ban hành Luật về Xử lý vi phạm hành chính. Luật này ra đời sẽ đánh dấu sự hoàn thiện pháp luật về vi phạm hành chính đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết trong công cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính hiện nay. Việc nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm của các nước nói chung và nước Nga nói riêng về xử lý vi phạm hành chính là cần thiết khi xây dựng Luật này. 1. Bất cập của pháp luật về vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay Điều 51 Hiến pháp năm 1992 khẳng định Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định . Như vậy Hiến pháp là văn bản quy định các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và chỉ có các luật bộ luật là văn bản cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ cơ bản mà Hiến pháp đã định chế hoặc có thể quy định những quyền nghĩa vụ khác mà Hiến pháp chưa quy định1. Theo nguyên tắc pháp lý này thì các cơ quan nhà nước khác ngoài Quốc hội không có thẩm quyền quy định những quyền nghĩa vụ mới cho công dân cũng như không được tự ý thêm hay bớt các quyền và nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên rất đáng tiếc là hiện nay pháp luật nước ta chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này ở đâu cũng áp dụng chung một công thức Chính phủ quy định chi tiết các Bộ hướng dẫn thi hành . Do đó Quốc hội thường ban hành luật khung luật ống rồi chờ nghị định hướng dẫn nghị định lại chờ thông tư nên dẫn đến tình .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.