TAILIEUCHUNG - Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang với mục tiêu nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2010 và 2015. | LUẬN VĂN Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành tỉnh An Giang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nhất là đối với nước ta khi sản xuất nông nghiệp hiện còn đang chiếm 20 9 GDP thu hút 56 8 lực lượng lao động xã hội và đóng góp hơn 30 giá trị xuất khẩu của cả nước. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả cao và bền vững việc hoàn thiện và xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan mà còn là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình CNH HĐH đất nước. Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 đã chỉ rõ CNH HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa 12 . Với tinh thần nêu trên nhiều chính sách mới trong nông nghiệp được triển khai đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa một số nông sản phục vụ xuất khẩu tăng nhanh góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên so với yêu cầu đẩy mạnh CNH HĐH nông nghiệp và nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nước khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như của tỉnh An Giang trong thời gian qua nhìn chung chuyển dịch còn chậm chưa phát huy hết

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.