TAILIEUCHUNG - “Tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn” - Bài học từ sai lầm của Kodak và

“Tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn” - Bài học từ sai lầm của Kodak và Microsoft .Hiện nay, các công ty đều kêu gọi đổi mới, cải tiến. Thế nhưng, mặc dù đổ rất nhiều nhiều tiền vào R&D nhưng hiệu quả thì lại rất hạn chế. Từ đó dẫn tới việc công ty không phát triển và tăng trưởng được. Hãng tư vấn Booz & Co vừa mới công bố nghiên cứu gần đây về vấn đề đổi mới sản phẩm. Như hầu hết hãng phân tích khác, hãng đã sử dụng chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D. | Tốt hơn nhanh hơn rẻ hơn - Bài học từ sai lầm của Kodak và Microsoft Hiện nay các công ty đều kêu gọi đổi mới cải tiến. Thế nhưng mặc dù đổ rất nhiều nhiều tiền vào R D nhưng hiệu quả thì lại rất hạn chế. Từ đó dẫn tới việc công ty không phát triển và tăng trưởng được. Hãng tư vấn Booz Co vừa mới công bố nghiên cứu gần đây về vấn đề đổi mới sản phẩm. Như hầu hết hãng phân tích khác hãng đã sử dụng chi phí nghiên cứu và phát triển R D - Research Development - chỉ số đầu tư nghiên cứu phát triển như tiêu chuẩn so sánh để đánh giá sự đổi mới. Đáng tiếc như nhiều người trong số chúng ta đã biết hai chỉ tiêu này không có sự tương quan nào cả. Không có một mối liên hệ được thống kê rõ ràng giữa hiệu quả tài chính và chi phí nghiên cứu và phát triển R D trên cơ sở tổng tiền đầu tư R D hay là phần trăm R D trên doanh thu. Rất nhiều các công ty - nổi bật là Apple - luôn chi tiêu ít cho đầu tư R D hơn so với các công ty trong cùng lĩnh vực nhưng lại tốt hơn các công ty này trong hàng loạt các chỉ tiêu đánh giá sự thành công của hãng như là tăng trưởng doanh thu tăng trưởng lợi nhuận lợi nhuận và lợi tức cổ đông. Trong khi đó toàn bộ các ngành công nghiệp khác như dược phẩm tiếp tục dành tỷ lệ khá cao trong nguồn vốn để đầu tư cho đổi mới - cải tiến thì vẫn chỉ thu được kết quả kém hơn nhiều so với những gì mà công ty và các cổ đông của nó trông đợi. Thông thường các công ty sử dụng phần lớn số tiền đầu tư cho cải tiến với mục đích làm cho sản phẩm của họ rẻ hơn hoạt động tốt hơn nhanh hơn hay nhiều hơn. Clayton Christensen đã chỉ ra điều này từ 15 năm trước trong cuốn sách đột phá của mình Bài toán khó cho các nhà sáng chế Nhà xuất bản HBS 1997 trong hầu hết các lĩnh vực và đối với phần lớn các công ty đã và đang đầu tư để duy trì công nghệ hiện có - chứ không phải nhằm tìm ra hay phát triển một công nghệ đột phá mới mà có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn rất nhiều. Những khái niệm trên khá là dễ dàng để phát biểu thê nhưng để hiểu được nó lại khó khăn hơn nhiều.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.