TAILIEUCHUNG - Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp P4

2. Phương tiện biểu thị nghĩa sở hữu/sở thuộc Để biểu thị nghĩa sở hữu hoặc sở thuộc, tiếng Việt dùng giới từ của - Giới từ của dùng để biểu thị quan hệ sở thuộc giữa danh từ và danh từ. Trong sử dụng, cần lưu ý những trường hợp sau: + Khi mối quan hệ này có thể được nhận biết một cách chắc chắn thì có thể lược bỏ của. Ví dụ: cánh đồng của xã An Phú = cánh đồng xã An Phú. + Khi biểu thị quan hệ bộ phận-toàn thể hoặc quan hệ. | Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp 2. Phương tiện biểu thị nghĩa sở hữu sở thuộc Để biểu thị nghĩa sở hữu hoặc sở thuộc tiếng Việt dùng giới từ của - Giới từ của dùng để biểu thị quan hệ sở thuộc giữa danh từ và danh từ. Trong sử dụng cần lưu ý những trường hợp sau Khi mối quan hệ này có thể được nhận biết một cách chắc chắn thì có thể lược bỏ của. Ví dụ cánh đồng của xã An Phú cánh đồng xã An Phú. Khi biểu thị quan hệ bộ phận-toàn thể hoặc quan hệ thân thuộc giới từ của thường không được sử dụng thậm chí nên lược bỏ vì nếu dùng thì gây cảm giác nặng nề. Ví dụ miệng núi lửa cánh máy bay chồng tôi bố tôi bác tôi anh tôi Khi danh từ có nguồn gốc là một động từ hoặc tính từ thì sự có mặt của giới từ của thường mang tính bắt buộc. Ví dụ sự đánh giá của các ngài cơn ghen của nó niềm hạnh phúc của chúng tôi. - Giới từ của còn dùng để biểu thị ý nghĩa nguồn gốc khi đi với động từ ví dụ Tôi mượn của anh Long quyển sách này Anh ấy mới vay của ngân hàng số tiền này. hoặc ý nghĩa bị động của động từ ví dụ Đây là xe ô tô của Nhật sản xuất. Đây là xe ô tô do Nhật Bản sản xuất Tiểu thuyết này là của chị Hà cho tôi mượn. 3. Phương tiện chỉ đối tượng gián tiếp - Tiếng Việt không có phương tiện riêng để biểu thị quan hệ giữa động từ và đối tượng trực tiếp mà chỉ có phương tiện để biểu thị quan hệ giữa động từ và đối tượng gián tiếp của nó. - Để chỉ đối tượng trực tiếp tiếng Việt dùng trật tự từ V O . - Để chỉ đối tượng gián tiếp tiếng Việt dùng các giới từ cho và về đến tới . Mô hình chung là V O1 Gt O2 - Mô hình này chủ yếu dùng với giới từ cho . Vị trí của cho thường ở sau từ chỉ đối tượng trực tiếp. Ví dụ 1 Sắp về nước tôi phải mua quà cho gia đình. 2 Cô ấy dạy nhạc cho con gái tôi. Tuy nhiên vị trí này có thể thay đổi khi ấy ta có mô hình V cho O2 O1 . Ví dụ so sánh 1 Họ giao tiền cho chúng tôi. 2 Họ giao cho chúng tôi tiền. - Với các giới từ về đến tới mô hình có thể không đầy đủ. Ví dụ 1 Ông ấy đang viết sách về văn hóa Ba Lan. mô hình đầy đủ 2 Ông ấy đang viết về văn hóa Ba

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.