TAILIEUCHUNG - Tư tưởng tộc quyền trong xã hội Việt Nam truyền thống và những hệ lụy của nó

“Tư tưởng tộc quyền” là khái niệm được tạm dùng để chỉ tập hợp những quan niệm về quyền lực dòng họ của cư dân sống trong các đơn vị cộng cư truyền thống của người Việt. Tư tưởng tộc quyền cũng thể hiện khá đậm đặc trong đời sống chính trị - pháp lý của cộng đồng cư dân các tộc người thiểu số hợp thành cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong bài viết này, phạm vi không gian của tư tưởng tộc quyền chỉ hạn chế ở các làng Việt tại vùng đồng bằng. | Tư tưởng tộc quyền trong xã hội Việt Nam truyền thống và những hệ lụy của nó Tư tưởng tộc quyền là khái niệm được tạm dùng để chỉ tập hợp những quan niệm về quyền lực dòng họ của cư dân sống trong các đơn vị cộng cư truyền thống của người Việt. Tư tưởng tộc quyền cũng thể hiện khá đậm đặc trong đời sống chính trị - pháp lý của cộng đồng cư dân các tộc người thiểu số hợp thành cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên trong bài viết này phạm vi không gian của tư tưởng tộc quyền chỉ hạn chế ở các làng Việt tại vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. 1. Dòng họ là toàn thể những người cùng huyết thống với nhau. Mỗi dòng họ thường bắt nguồn từ một thuỷ tổ - thường là người có công khai sơn phá thạch khởi đầu cho dòng họ tại một địa vực nhất định mặc dù khái niệm vị thuỷ tổ có thể chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối. Theo thời gian dòng họ có thể sinh sôi nẩy nở bao gồm nhiều chi ngành thế hệ nối tiếp thế hệ. Đặc điểm chung nhất của các dòng họ ở đồng bằng Bắc Bộ là chế độ phụ hệ nghĩa là quan hệ dòng họ được tính theo dòng cha. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người mẹ hoàn toàn không được xét đến trong khi tính quan hệ họ hàng. Ngoài họ nội mỗi người còn có và duy trì quan hệ nhất định với họ ngoại. Vì vậy nếu mở rộng ra thì quan hệ họ hàng không chỉ bao gồm những người cùng huyết thống mà cả những người có quan hệ thân tộc với nhau thông qua hôn nhân. Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội dưới thời kỳ công xã thị tộc con người quần tụ với nhau trên cơ sở huyết thống mỗi khu vực cư trú cũng đồng thời là một tông tộc. Ở đó người tộc trưởng giữ quyền điều hành cộng đồng quyền lực cộng đồng cũng đồng nghĩa với quyền lực của tông tộc. Khi công xã thị tộc tan rã thay thế bằng công xã láng giềng công xã nông thôn trong nông nghiệp các dòng họ bị xáo trộn và phân tán ra nhiều nơi. Tuy vậy trong nhiều trường hợp có làng chỉ gồm 1 - 2 dòng họ có làng tuy số lượng dòng họ nhiều hơn nhưng có hiện tượng từng dòng họ thường co cụm trong một khu vực của làng. Trong những trường hợp

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.