TAILIEUCHUNG - Sổ tay thủy văn cầu đường - Dự báo quá trình diễn biến lòng sông part 5

Trong giai đoạn quy hoạch, sử dụng mô hình toán không những có thể giải đáp các vấn đề nêu trên, mà còn chỉ trong một thời gian ngắn nghiên cứu rất nhiều phương án, tìm ra phương án tối ưu. Trong giai đoạn thiết kế, để đi sâu nghiên cứu một số vấn đề nào đó, đặc biệt là những vấn đề có tính 3D nổi bật, có thể sử dụng mô hình vật lý | Hình 6-13 Quan hệ Q H qua các thời kỳ tại mặt cắt trạm thủy văn Hà Nội Quan hệ Q H cũng có thể khảo sát trong thời kỳ một mùa nuớc thông qua chấm điểm quan hệ Q - H ngày riêng cho từng tháng qua đó có thể nhận xét động thái xói bổi trong các thời kỳ ngắn. Căn cứ vào số liệu thực đo mực nước lưu luợng nhiều năm còn có thể vẽ đuợc đuờng quá trình mực nước dưới cùng một lưu lượng qua các năm như hình thể hiện. Hình 6-14 Đường quá trình mực nước dưới cùng một lưu lượng mùa kiệt một trạm thủy văn trên sông Y Thông thường trong mùa kiệt vì dòng chảy nhỏ tác dụng tạo lòng yếu lòng dẫn tương đối ổn định nếu với cùng một lưu lượng mùa kiệt mực nước qua các thời kỳ có biến đổi rõ rệt thì chắc chắn lòng dẫn đã có xói bổi. Qua hình này ta thấy từ 1981 đến 1984 mực nước dưới cùng một lưu lượng 415 m3 s đã tăng cao dần chứng tỏ lòng dẫn bị bổi cao. Thời kỳ từ 1985 trở đi mực nước lức lên lức xuống chứng tỏ lòng dẫn có hiện tượng xói bổi xen kẽ. Tính toán cân bằng bùn cát Trường hợp trên đoạn sông có nhiều trạm thủy văn và có số liệu thực đo về bùn cát trong nhiều năm có thể căn cứ vào nguyên lý cân bằng chuyển động bùn cát tính toán chênh lệch lượng tải cát giữa 2 trạm thủy văn thượng lưu và hạ lưu trong một thời đoạn nào đó để phán đoán tình hình xói bổi trung bình trong đoạn sông giữa 2 trạm. b. Chỉnh lý phân tích số liệu quan trắc địa hình lồng dẫn Cơ sở của phương pháp này là các tài liệu về địa hình vì chính nó là sản phẩm của một quá trình diễn biến tại một thời điểm nào đó. Cần có được ít nhất là 3 5 tài liệu địa hình lòng sông trong đó có địa hình của năm gần nhất. Các bản đổ địa hình có thể thu được bằng các phương pháp đo đạc thông thường hoặc từ các ảnh viễn thám ảnh hàng không ảnh mặt đất. Bình đổ đoạn sông dùng trong phân tích thường có tỷ lệ 1 5000 hoặc 1 2000 các đường đổng mức cách nhau từ 0 5 1 0 m có cùng một hệ thống cao trình và tọa độ các điểm khống chế. Ngoài bình đổ ra còn sử dụng các trắc ngang trắc dọc thường vẽ theo tỷ lệ trục tung cao độ là 1 100

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.