TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ "

Kết quả nghiên cứu về chăn nuôi ở huyện Đakrông cho thấy từ năm 2000 đến 2006, đàn dê phát triển nhanh nhất (tăng 210,84%), tiếp đến là đàn bò (tăng 38,38%), đàn trâu tăng 29,33%; đàn gia cầm tăng 25,95%; đàn lợn tăng 13,52%, nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2005 ( con năm 2005 giảm xuống còn con năm 2006). | ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ Trần Sáng Tạo Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu về chăn nuôi ở huyện Đakrông cho thấy từ năm 2000 đến 2006 đàn dê phát triển nhanh nhất tăng 210 84 tiếp đến là đàn bò tăng 38 38 đàn trâu tăng 29 33 đàn gia cầm tăng 25 95 đàn lợn tăng 13 52 nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2005 con năm 2005 giảm xuống c òn con năm 2006 . Kết quả phỏng vấn 210 hộ đại diện của 52 thôn thuộc 14 xã của huyện Đakrông cho thấy có 42 4 hộ nuôi trâu và qui mô 2 7 con hộ có 35 7 hộ nuôi bò địa phương với qui mô 3 8 con hộ tỷ lệ bò Lai Sind thấp có 5 2 hộ nuôi và qui mô 1 1 con hộ. Chăn nuôi lợn chưa phát triển vẫn còn nuôi giống lợn địa phương 25 2 tỷ lệ nuôi lợn lai thấp 21 0 . Tỷ lệ hộ nuôi dê là 17 1 và qui mô nuôi là 6 6 con hộ. Tỷ lệ hộ nuôi gia cầm là 55 2 và qui mô nuôi là 14 8 con hộ. Ngành chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng đóng góp khoảng 25 sinh kế của gia đình tuy nhiên người dân còn gặp khó khăn về kiến thức kinh nghiệm vốn và thị trường. Để phát triển chăn nuôi cần thiết kế chương trình tập huấn hợp lý xây dựng mạng lưới thú y hỗ trợ vốn và lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn. Tốt nhất là nên xây dựng một số mô hình trình diễn chăn nuôi đó là nơi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất chăn nuôi và là địa điểm cho nông dân học thực tế. 1. Đặt vấn đề Đakrông là huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc thiểu số đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn theo phương pháp truyền thống thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên năng suất cây trồng vật nuôi vẫn còn thấp. Để phát triển cuộc sống của người dân một cách bền vững cần phải phát triển hệ thống nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên văn hóa kinh tế-xã hội của huyện Đakrông. Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực và góp phần vào xóa đói giảm nghèo.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.