TAILIEUCHUNG - Tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương – ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta

Chủ nghĩa trọng thương ra đời tuy còn nhiều hạn chế, nhưng với tư cách là học thuyết kinh tế đầu tiên cũng đã đưa ra những lý luận cơ bản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa Tư bản, tạo tiền đề cho nền sản xuất hàng hoá phát triển, và giải quyết được vấn đề cấp bách về vốn trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa Tư bản. | Việt Nam xuất phát từ nước kinh tế lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh nên thương mại nước ta không tăng (cả về nội thương lẫn ngoại thương). Đó cú thời kỳ, do sai lầm trong tư duy, nhận thức, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế, mọi hoạt động của nền kinh tế chỉ xoay vần trong biên giới nhỏ hẹp. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, làm cho kinh tế tụt hậu quá xa so với thế giới. Chúng ta đã duy trì nền kinh tế chỉ huy theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, trong thời gian đầu mô hình kinh tế này phù hợp tình hình Việt Nam nhưng dần dần nó kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm cho thương mại kém phát triển cả về nội thương và ngoại thương. Đến đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) nhà nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa ra đòi hỏi phải tăng mạnh thương mại cả về nội thương lẫn ngoại thương. Tính đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, chứng tỏ quan điểm trọng thương cũn đỳng đắn đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay, phải có giao lưu với nước ngoài mới có điều kiện sản xuất trong nước, tăng tích lũy vốn để đầu tư tái sản xuất. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, đặc biệt có vai trò quan trọng của bộ thương mại, và các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo ra một làn sóng thông tin tích cực và đa chiều nâng cao nhận thức của cộng đồng về WTO, về thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực ban đầu đó còn tồn tại rất nhiều hành động đi ngược với tư duy đúng, gây cản trở cho thương mại. Chính sách ưu tiên phát triển thương mại trong nước chưa được đi vào thực tế. Nhiều địa phương vì chạy theo thành tích thu hút đầu tư, đã ưu tiên các địa điểm kinh doanh đẹp cho các dự án thương mại nước ngoài, thay vì phải ưu tiên cho trong nước. Nâng cấp các cửa hàng tạp hóa lờn cỏc hình thức bán lẻ hiện đại hơn là một việc làm sống còn, cần được khuyến khích, nhưng trên thực tế các cửa hàng dạng này ngay lập tức phải chịu áp một mức thuế cao hơn. Xét về tổng thể, ngành thương mại vô cùng lẻ loi, không được sự phối hợp, giúp sức, cộng hưởng hiệu quả từ các ngành văn hóa, ngoại giao, giáo dục và đào tạo, khoa học, nghệ thuật. Những biểu hiện thiếu nhất quán như trên còn tồn tại rất nhiều.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.