TAILIEUCHUNG - Luận văn: Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự

Năm 1989 ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; tiếp đến năm 1994 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; năm 1996 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động | LUẬN VAN Chứng cứ và vân đê chứng minh II trong Bộ luật Tố tụng dân sự II mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Năm 1989 ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tiếp đến năm 1994 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1996 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động. Ba Pháp lệnh trên đã phần nào đáp ứng đòi hỏi bức thiết trong tố tụng phi hình sự và là cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy vậy các quy phạm pháp luật của ba pháp lệnh trên dần đã lộ rõ hạn chế mâu thuẫn. Đặc biệt trong vấn đề chứng cứ và chứng minh không có quy phạm nào chuẩn hóa khái niệm chứng cứ và chứng minh và không quy định đầy đủ về chế định này điều đó gây khó khăn trong sử dụng đánh giá chứng cứ làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc giải quyết vụ án. Thực tiễn đặt ra cần phải có một Bộ luật Tố tụng dân sự hoàn thiện hơn ngày 15 tháng 6 năm 2004 Quốc hội đã ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam. Bộ luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng bao gồm nhiều quan hệ pháp luật tố tụng thuộc nhiều lĩnh vực như dân sự hôn nhân kinh tế lao động và thi hành án. Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến nay vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau cần phải sáng tỏ như về lý luận Đã có nhiều cách hiểu khác nhau thậm chí trái ngược nhau về chứng cứ và chứng minh. Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định tới 20 điều luật từ Điều 79 đến Điều 98. về thực tiễn Trong công tác xét xử ở mỗi Tòa án Viện kiểm sát luật sư. có cách vận dụng khác nhau đánh giá về nguồn và xác định chứng cứ và vấn đề chứng minh còn khác nhau. Điều đó đã dẫn đến cùng một vụ án cùng một loại chứng cứ có chung cơ sở chứng minh mà mỗi Tòa án lại xử một kiểu mỗi Viện kiểm sát Luật sư có quan điểm nhìn nhận trái ngược nhau. Từ thực trạng trên với mong muốn nghiên cứu để làm sáng tỏ một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.