TAILIEUCHUNG - Tại sao nhân học văn hóa xã hội cần mô hình trải nghiệm có tính tiến hóa

Bài báo này tìm ra những khiếm khuyết trong lý thuyết nhân học văn hóa xã hội đương thời và kiến nghị rằng mô hình trải nghiệm có tính tiến hóa của John Dewey có thể có là điểm xuất phát để sửa chửa những nhược điểm này. Nghiên cứu của Dewey là nền tảng của nhiều khía cạnh của chủ nghĩa hiện thực phê phán đương thời, một lựa chọn thay thế cho cả chủ nghĩa thực chứng và thuyết tương đối. | Tại sao nhân học văn hóa xã hội cần mô hình trải nghiệm có tính tiến hóa của John Dewey Why sociocultural anthropology needs John Dewey s evolutionary model of experience Derek P. Brereton Tác giả Derek Adrian College Adrian MI USA Người dịch Nghiêm Liên Hương và cộng sự Tóm lược Bài báo này tìm ra những khiếm khuyết trong lý thuyết nhân học văn hóa xã hội đương thời và kiến nghị rằng mô hình trải nghiệm có tính tiến hóa của John Dewey có thể có là điểm xuất phát để sửa chửa những nhược điểm này. Nghiên cứu của Dewey là nền tảng của nhiều khía cạnh của chủ nghĩa hiện thực phê phán đương thời một lựa chọn thay thế cho cả chủ nghĩa thực chứng và thuyết tương đối chủ nghĩa văn hóa học được đưa ra bởi nhà triết học Roy Bhaskar và được sử dụng bởi những nhà khoa học xã hội như Margaret Archer và Berth Danermark. Những quan tâm gần đây trong nhân học tới trải nghiệm đa phần bỏ qua đóng góp to lớn của Dewey. Điều then chốt của đóng góp này là trải nghiệm được đặt trong bản chất của nhân tính được tiến hóa trong tự nhiên. Tôi nâng cao mô hình của Dewey bằng cách giải thích 12 đặc điểm xuyên văn hóa của trải nghiệm. Từ khóa Chủ nghĩa hiện thự phê phán văn hóa văn hóa chủ nghĩa John Dewey tiến hóa trãi nghiệm chủ nghĩa hiện thực thuyết tương đối. I Giới thiệu sự cần thiết của trải nghiệm Không có khái niệm nào quan trọng đối với nhân học văn hóa xã hội hơn là trải nghiệm . Nó xuất hiện trong hầu hết các công trình cho dù nó không được coi là có vấn đề gì như nước vậy. Kiến thức qua trải nghiệm . khám phá sự thiếu hụt về cơ bản của từ ngữ Bourdieu 1984 68 . Những cách diễn tả này không đại diện hay thể hiện một kinh nghiệm ở bên trong Csordas 1990 22 . Trải nghiệm về cộng đồng hiển nhiên được cấu trúc bởi những nhóm ý nghĩa mà con người mang tới trải nghiệm. Rosenblatt 2004 465 . Tư cách thành viên này được dựa trên trải nghiệm cá nhân trong trong sự suy ngẫm Jordt 2006 193 . Tất nhiên trải nghiệm được đặt ở trong một không gian thời gian và mang tính vật chất. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.