TAILIEUCHUNG - Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất

Trong thực tế chúng ta thường gặp những hiện tượng ngẫu nhiên, tức là những hiện tượng mà mặc dù với mọi khả năng có thể có ta cố gắng giữ cho những điều kiện cơ bản của các lần thí nghiệm về các hiện tượng ấy không thay đổi, nhưng ta vẫn không thể khẳng định được kết quả của từng thí nghiệm riêng lẻ sẽ như thế nào. Sở dĩ như vậy vì ngoài nhóm những điều kiện cơ bản ra còn có rất nhiều các nguyên nhân không lường trước được, gây tác động khác nhau trong. | Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất CHƯƠNG 1 BIẾN cố NGẪU NHIÊN VÀ XÁC SUẤT Trong thực tế chúng ta thường gặp những hiên tương ngẫu nhiên tức là những hiện tượng mà mặc dù với mọi khả năng có thể có ta cố gắng giữ cho những điều kiên cơ bản của các lần thí nghiệm về các hiện tượng ấy không thay đổi nhưng ta vẫn không thể khẳng định được kết quả của từng thí nghiệm riêng lẻ sẽ như thế nào. Sở dĩ như vậy vì ngoài nhóm những điều kiện cơ bản ra còn có rất nhiều các nguyên nhân không lường trước được gây tác đông khác nhau trong quá trình tiến hành các lần thí nghiệm làm cho kết quả của các lần thí nghiệm có thể thay đổi từ lần này sang lần khác khiến cho mọi cố gắng của chúng ta để dự đoán kết quả chính xác ở mỗi lần thí nghiệm riêng lẻ đều vô hiệu. Tuy nhiên trên cơ sở quan sát rất nhiều hiện tượng thực tế người ta thấy rằng nếu như ở mỗi thí nghiệm riêng lẻ sự xuất hiện của môt sự kiện nào đó còn mang tính chất ngẫu nhiên thì qua môt số lớn lần lãp lai cùng thí nghiệm ấy khả năng xuất hiên khách quan của sự kiện đó lại biểu hiện khá rõ nét. Vì vậy môt lý thuyết toán học đã được xây dựng nên nhằm nghiên cứu môt cách chính xác tính quy luât của các hiên tương ngẫu nhiên khi ta lặp lại nhiều lần cùng các điều kiện cơ bản làm nảy sinh ra các hiện tượng đó được gọi là Lý thuyết xác suất. A- CÁC ĐỊNH NGHĨA VỂ XÁC SUẤT I. PHÉP THỬ VÀ KHÔNG GIAN CÁC BIẾN cố SƠ CẤP Trong lý thuyết xác suất khi thực hiện môt nhóm các điều kiện cơ bản nào đó người ta gọi là thưc hiên môt phép thử. Nếu kết quả của phép thử mà không thể khẳng định trước được thì ta có môt phép thử ngẫu nhiên. Ta sẽ ký hiệu phép thử ngẫu nhiên là g. Các kết quả có thể xảy ra trong phép thử G sao cho khi G được thực hiện thì thể nào cũng có môt trong chúng xảy ra chúng loại trừ lẫn nhau và không thể phân chia thành Lê Văn Phong - Trần Trọng Nguyên ĐHKTQD 1 Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất những kết quả nhỏ hơn thì các kết quả như vậy được gọi là các biến cố sơ cấp. Nói cách khác một biến cố sơ cấp là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.