TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Thay đổi thẩm phán, hội thẩm trong tố tụng hình sự "

Thẩm phán là người chủ tọa một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán. Các quốc gia khác nhau thì cũng có các quy định khác nhau về quyền hạn, chức năng, cách thức bổ nhiệm, kỷ luật, và đào tạo thẩm phán. Thẩm phán thực hiện việc xét xử một cách không thiên vị tại các phiên tòa công khai. Thẩm phán nghe những người làm chứng và các bên trong vụ án trình bày chứng cứ, đánh giá mức độ xác thực. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl THAY Đổi THẨM phán hội MẨM TPONG tó tọng hình ôự Sự vô tư của người xét xử là đòi hỏi rất sớm được đặt ra trong thực tiễn pháp lí nhân loại được phản ánh trong kinh thánh Trong việc xét đoán các ngươi chớ tư vị ai . 1 Ngày nay xét xử công bằng không thiên vị là giá trị phổ biến được các quốc gia cam kết tôn trọng trong các văn kiện và pháp luật quốc tế như Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền khoản 1 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị khoản 1 Điều 6 Công ước châu Âu về nhân quyền. Trong tố tụng hình sự Việt Nam bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng là nguyên tắc cơ bản. Chế định thay đổi thẩm phán hội thẩm nhằm đảm bảo sự vô tư trung lập và đáng tin cậy của những người nhân danh Nhà nước xét xử vụ án. Thay đổi thẩm phán hội thẩm khác với cách chức miễn nhiệm và bãi nhiệm chức danh tố tụng. Thẩm phán hội thẩm bị thay đổi không được tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án đang giải quyết nhưng vẫn còn chức danh tố tụng để xét xử những vụ án khác. Bài viết nghiên cứu điều kiện thay đổi và thực hiện thay đổi thẩm phán hội thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam có sự đối chiếu so sánh pháp luật. I. ĐIỀU KIỆN THAY ĐỔI THẨM PHÁN HỘI THẨM 1. Điều kiện nội dung Điểm tương đồng trong so sánh luật tố tụng hình sự là pháp luật các nước đều quy định thay đổi thẩm phán hội thẩm trong Ths. MAI THANH HIẾU trường hợp những người này có thể không độc lập vô tư khi giải quyết vụ án. 2 Trong tố tụng hình sự Việt Nam những trường hợp thẩm phán hội thẩm bị thay đổi được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLTTHS. - Thẩm phán hội thẩm cùng trong một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Đây có thể là quan hệ thân thích giữa thẩm phán với hội thẩm thẩm phán với thẩm phán và hội thẩm với hội thẩm. Quan hệ thân thích giữa các thành viên của hội đồng xét xử không đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập. Quyết định của hội đồng xét xử có thể bị tác động tiêu cực của mối quan hệ thân thích. Trong một hội đồng xét xử có hai thành viên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.