TAILIEUCHUNG - Đề cương ôn tập môn gia đình - dòng họ - làng xã Việt Nam

Định nghĩa gia đình, dòng họ, làng xã người Việt? Gia đình: Theo tác giả Lê Minh: “Gia đình là một thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác thông qua hôn nhân để thực hiện các chức năng sinhTheo Mai Văn Hai và Phan Đại Doãn: “ Dòng họ là toàn thể những người cùng huyết thống với nhau, ngoài họ nội mỗi người còn có và duy trì quan hệ nhất định với họ ngoại. học, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, ” | - Gia đình người Việt còn nổi lên tính chất gia tộc, dòng họ (quan hệ huyết thống), một cộng đồng lớn hơn, có nhà thờ họ, có tộc ước, gia phong, gia phạm, gia lễ, gia quy. tức là sự gắn bó chặt chẽ quan hệ nhà -tộc họ-làng, nước. Những đặc điểm trên của gia đình người Việt xuất hiện ở tất cả các loại hình gia đình: gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng, gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, gia đình đầy đủ và gia đình không đầy đủ, gia đình nông thôn và gia đình đô thị. Với tư cách là một tế bào xã hội; gia đình tổng hoà nhiều mối quan hệ xã hội đa chiều, biểu hiện những giá trị văn hoá đầy sức sống, với phong vị Á Đông độc đáo. Gia đình người Việt cùng gia đình các tộc người khác đang chung sức, chung lòng cho sự phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Ở dân tộc Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng, gia đình là phạm trù xã hội để chỉ một cộng đồng nhỏ, một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở hôn nhân và huyết thống; một đơn vị xã hội, một tế bào xã hội; một mắt xích trong chuỗi liên hệ cá nhân-gia đình-làng-nước; một thiết chế xã hội cơ bản; một đơn vị đạo đức, văn hoá, tín ngưỡng. Gia đình là một khái niệm mở (nội dung co giãn), tuỳ địa vực, tộc người, lịch sử hay tuỳ giác độ quan tâm khác nhau mà có những cách định nghĩa khác nhau.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.