TAILIEUCHUNG - Lễ hội Thác Côn Lễ hội độc đáo của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Lễ hội Thác Côn Lễ hội độc đáo của đồng bào Khmer Sóc Trăng Đồng bào Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội truyền thống trong năm. Hầu hết các lễ hội của đồng bào Khmer mang đậm tinh thần Phật giáo Tiểu thừa. Ngoài những lễ hội truyền thống chung của dân tộc, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng còn có những lễ hội riêng hết sức độc đáo, chẳng hạn như: lễ hội cúng Phước Biển, lễ hội Thác Côn. Lễ hội Thác Côn còn được dân gian gọi là lễ hội Cúng Dừa, vì thức cúng chủ. | Lễ hội Thác Côn - Lễ hội độc đáo của đồng bào Khmer Sóc Trăng Nguồn Website Cần Thơ Đồng bào Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội truyền thống trong năm. Hầu hết các lễ hội của đồng bào Khmer mang đậm tinh thần Phật giáo Tiểu thừa. Ngoài những lễ hội truyền thống chung của dân tộc đồng bào Khmer ở Sóc Trăng còn có những lễ hội riêng hết sức độc đáo chẳng hạn như lễ hội cúng Phước Biển lễ hội Thác Côn. Lễ hội Thác Côn còn được dân gian gọi là lễ hội Cúng Dừa vì thức cúng chủ yếu trong lễ hội này là hàng ngàn trái dừa tươi. Lễ hội diễn ra được tính theo Phật lịch của người Khmer nhưng thường tương ứng với rằm tháng Ba âm lịch. Lễ hội được tổ chức tại An Trạch thị trấn Châu Thành tỉnh Sóc Trăng Chuẩn bị Lễ Thác Côn Lễ hội Thác Côn đã tồn tại gần trăm năm gắn với truyền thuyết về chiếc Cồng Vàng của vùng An Trạch xưa. Truyền thuyết ấy kể rằng ngày xưa ở An Trạch tự nhiên nổi lên một cái gò hình dạng như chiếc cồng. Chân người dẫm lên phát ra âm vang như tiếng cồng. Được ít lâu tiếng cồng trong gò đất nhỏ dần rồi mất hẳn. Nhân gian bèn lập một ngôi miếu thờ. Hàng năm dân làng An Trạch cùng nhau tổ chức lễ hội cầu an ở miếu này và gọi đó là lễ hội Thác Côn. Trong tiếng Khmer Thác Côn có nghĩa đạp cồng gợi lại sự tích về tiếng cồng chiêng vang lên từ đất. Lễ hội Thác Côn có lệ cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa. Nét độc đáo của vật cúng khiến người ta còn gọi lễ này bằng cái tên lễ Cúng Dừa. Lễ hội Thác Côn cũng như lễ Cầu an Cầu phước của đồng bào Khmer nên tính chất nông nghiệp của nó thể hiện ngay trong các lễ vật dâng cúng là những thứ hoa trái giàu sắc thái bản địa của cộng đồng các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long như trầu cau hoa sen và trái dừa. Các thứ hoa trái tượng trưng cho sự thanh khiết và thiêng liêng ấy tập trung trên một vật cúng hết sức đặc biệt mà đồng bào Khmer gọi là Slathođôn - bình bông làm bằng trái dừa. Phần cây bông được tạo thành bởi những lá trầu xanh và những bông hoa. Miếng trầu lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức đám cưới giỗ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.