TAILIEUCHUNG - Tiểu luận: Bằng lý luận và thực tiễn phat́ triên̉ của nông nghiệp Viêṭ Nam. Hãy chứng minh “hợp tać là nhu cầu tât́ yếu của mọi thời ki,̀ nhưng mức độ và hiêụ quả của hơp̣ tác laị phụ thuộc vào triǹ h độ và sự phát triển của lưc̣ lượng sản xuât́ ”

Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, mỗi đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả so với hợp tác. Trong hoạt động xã hội hay kinh tế có nhiều hình thức hợp tác khác nhau như hợp tác trong sản xuất kinh doanh, hợp tác sinh hoạt cộng đồng, hợp tác trong văn hóa . | Nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy, một hộ trồng lúa với diện tích trên 3 ha sẽ đạt hiệu quả cao gấp 5-6 lần các hộ sản xuất có quy mô nhỏ hơn 1 ha. Một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, năng suất lao động trong các hộ nông dân có dưới 1/4ha đất, thấp hơn các hộ có trên 2 ha đất, là 2,5 lần. Trong khi đó, phần lớn hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có diện tích canh tác trung bình dưới 0,3ha/hộ, tức là dưới 600 m2/người, chỉ luẩn quẩn trong vòng tự cung tự cấp. Trên phạm vi cả nước, có đến 1/3 hộ nông dân sản xuất nhỏ, không có khả năng tái sản xuất mở rộng. Vấn đề đặt ra không đơn thuần là quy mô sản xuất mà là sự khác biệt của 2 hệ thống công nghệ, một bên là lao động thủ công và bên kia là khả năng áp dụng cơ giới hoá, công nghệ và phương thức quản lý ở trình độ cao hơn. Trong khi thuỷ sản đang chuyển mạnh sang áp dụng các hệ thống thâm canh, bán thâm canh theo kiểu công nghiệp và đạt kết quả khích lệ thì không ít nông dân, diêm dân vẫn chủ yếu áp dụng các hệ thống sản xuất quảng canh, quy mô nhỏ, lạc hậu; không ít nơi tuy trồng giống lúa mới nhưng vẫn theo kiểu “con trâu đi trước cái cày theo sau”, tát nước bằng gầu, cuốc đất tay, gánh phân vai; tuy nuôi lợn lai nhưng vẫn cho ăn bèo tây, cây chuối như nhiều chục năm trước. Điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN&PTNT (IPSARD) cho thấy, từ năm 2002, mức tích luỹ trung bình một người ở nông thôn tăng lên rõ rệt, nhưng cũng chỉ đạt chưa đầy đồng/năm, rất thấp để có thể đầu tư một cách có hiệu quả. Tỷ lệ hộ có tài sản cố định nhiều nhất là chuồng trại chăn nuôi cũng chỉ chiếm gần 30%. Còn lại, các tài sản cố định khác như: vườn cây, trâu bò, lợn nái, lợn đực giống, bình bơm thuốc trừ sâu chỉ trên dưới 15%. Những hộ gia đình có tài sản cố định giá trị cao, như: nhà xưởng, ô tô, máy kéo chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Khả năng tích luỹ thấp, lại hạn chế về vốn cho nên chỉ có khoảng 28% số hộ dự kiến đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn khoảng 3 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ còn thiếu khả năng tiếp cận với thị trường, khoa học và công nghệ. Hệ quả là, trong suốt 10 năm qua, kinh tế nông thôn Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp, tới 79% cơ cấu kinh tế hộ, trong đó 50% từ trồng trọt. Ngoài ra, các số liệu thống kê cho thấy, trong 5 năm qua, năng suất lúa đã chững lại ở mức 5,4 tấn/ha, trong khi đó, giá vật tư đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao. Ví dụ, chỉ trong 3 năm gần đây, giá thành sản xuất lúa, trung bình tăng 1,5 lần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.