TAILIEUCHUNG - LUẬN ÁN: Tìm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX)

Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia ở Châu á, hai nước không chỉ gần nhau về mặt địa lý mà còn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tính dân tộc. Xuất phát từ tình cảm thân thiết đó, từ lâu hai dân tộc đã hình thành sự giao lưu trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù, mối quan hệ giữa hai dân tộc trong lịch sử cũng có những lúc thăng trầm, nhưng tình cảm hữu nghị giữa hai nước vẫn mãi mãi trường tồn cùng với thời gian. Trong những năm gần đây, chính sách. | LUẬN ÁN Tìm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX 1. Lý do chọn đề tài Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia ở Châu á hai nước không chỉ gần nhau về mặt địa lý mà còn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tính dân tộc. Xuất phát từ tình cảm thân thiết đó từ lâu hai dân tộc đã hình thành sự giao lưu trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù mối quan hệ giữa hai dân tộc trong lịch sử cũng có những lúc thăng trầm nhưng tình cảm hữu nghị giữa hai nước vẫn mãi mãi trường tồn cùng với thời gian. Trong những năm gần đây chính sách mở cửa và xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia dân tộc trong khu vực và trên thế giới đang đặt ra nhu cầu giao lưu và hòa nhập trên các lĩnh vực kinh tế văn hóa và đời sống xã hội. Cùng với xu hướng đó quan hệ giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang ngày càng được tăng cường mở rộng trao đổi với nhau về nhiều phương diện. Trong đó sự giao lưu văn hóa giữa hai nước được coi là vấn đề quan trọng nhằm để tìm ra tiếng nói chung và để tìm thấy nét đẹp trong những nét riêng biệt về văn hóa của nhau. Mục tiêu đó đã được Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nêu rõ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là động lực vừa là mục tiêu vừa là tấm gương phản chiếu để điều tiết sự phát triển kinh tế xã hội . Ngoài những giá trị chuẩn mực xã hội văn hóa còn là một thực thể tinh thần luôn ở trạng thái giao lưu học hỏi. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay đó là điều kiện cần thiết để nắm bắt những cái tiến bộ loại trừ những cái xấu xa lỗi thời để tự mình vươn lên chứ không tự đánh mất mình hòa nhập mà không hòa tan và hiểu người để hiểu mình. Do vậy chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ lành mạnh không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Điều đó Tổng Bí thư Đỗ Mười đúc kết một câu rằng Quá trình tiến hóa của một Quốc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.