TAILIEUCHUNG - Các hình thức dinh dưỡng ở cổ khuẩn

Cổ khuẩn có nhiều hình thức dinh dưỡng: hoá dưỡng hữu cơ (chemoorganotrophy), hoá dưỡng vô cơ (chemolithotrophy), tự dưỡng (autotrophy), hay quang hợp (phototrophy). Hoá dưỡng hữu cơ là hình thức dinh dưỡng của nhiều loài cổ khuẩn, tuy nhiên các chu trình phân giải chất hữu cơ thường có một số điểm khác biệt so với vi khuẩn. Cổ khuẩn ưa mặn (halophiles) và ưa nhiệt cực đoan (extreme thermophiles) phân giải glucoza theo một dạng cải biên của con đường Entner-Doudoroff (E-D). Nhiều loài cổ khuẩn lại có khả năng sản sinh ra glucoza từ các. | Các hình thức dinh dưỡng ở cổ khuẩn Cổ khuẩn có nhiều hình thức dinh dưỡng hoá dưỡng hữu cơ chemoorganotrophy hoá dưỡng vô cơ chemolithotrophy tự dưỡng autotrophy hay quang hợp phototrophy . Hoá dưỡng hữu cơ là hình thức dinh dưỡng của nhiều loài cổ khuẩn tuy nhiên các chu trình phân giải chất hữu cơ thường có một số điểm khác biệt so với vi khuẩn. Cổ khuẩn ưa mặn halophiles và ưa nhiệt cực đoan extreme thermophiles phân giải glucoza theo một dạng cải biên của con đường Entner-Doudoroff E-D . Nhiều loài cổ khuẩn lại có khả năng sản sinh ra glucoza từ các chất ban đầu không phải là hydratcarbo gluconeogenesis thông qua các bước đảo ngược của quá trình glycolysis con đường Embden-Meyerhof . Oxygen hoá acetat thành CO2 được thực hiện qua chu trình TCA đôi khi với một số thay đổi trong các bước phản ứng hoặc qua con đường acetyl-CoA Ljungdahl-Wood . Các thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử như ở vi khuẩn đều được tìm thấy ở cổ khuẩn trong đó cytochroma b và c có ở các loài ưa mặn cực đại cytochroma có ở một số loài ưa nhiệt cao. Mô phỏng dựa trên chuỗi chuyển điện tử ở phần lớn cổ khuẩn cho thấy chúng thu nạp điện tử từ chất cho vào chuỗi ở nấc thang NADH oxygen hoá chất nhận điện tử cuối cùng là O2 S0 hay một số chất khác đồng thời tạo ra lực đẩy proton proton motiv force để tổng hợp ATP nhờ bộ máy ATPaza khư trú trong màng tế bào. Hoá dưỡng vô cơ khá phổ biến ở cổ khuẩn trong đó hydro thường được sử dụng làm chất cho điện tử. Tự dưỡng đặc biệt phổ biến ở cổ khuẩn và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở cổ khuẩn sinh methane và cổ khuẩn hoá dưỡng vô cơ ưa nhiệt cao CO2 được chuyển hoá thành các hợp chất hữu cơ qua con đường acetyl-CoA trong đó một số loài có cải biên ở các bước phản ứng khác nhau. Một số loài cổ khuẩn khác như Thermoproteus cố định CO2 theo chu trình citric acid đảo ngược tương tự như ở vi khuẩn lam lưu huỳnh. Mặc dù các loài cổ khuẩn ưa nhiệt cực đoan đều thực hiện hình thức dinh dưỡng hữu cơ nhưng nhiều loài vẫn có khả năng cố định CO2 và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.