TAILIEUCHUNG - Giáo trình kỹ thuật số ( Chủ biên Võ Thanh Ân ) - Chương 5

MẠCH TUẦN TỰ FLIPFLOP • FF RS • FF JK • FF T • FF D MẠCH GHI DỊCH MẠCH ĐẾM • Đồng bộ • Không đồng bộ • Đếm vòng I. GIỚI THIỆU Trong chương trước, chúng ta đã khảo sát các loại mạch tổ hợp, đó là các mạch mà ngã ra của nó không phụ thuộc vào trạng thái trước đó của mạch. Nói cách khác, nó là loại mạch không có khả năng nhớ, một chức năng quan trọng của hệ thống logic. Trong chương này, ta sẽ xét loại mạch thứ 2 là mạch tuần tự. Mạch. | Giáo trình Kỹ Thuật Số CHƯƠNG 5 MẠCH TUẦN TỰ FLIPFLOP FF RS FF JK FF T FF D J MẠCH GHI DỊCH J MẠCH ĐẾM Đồng bộ Không đồng bộ Đếm vòng I. GIỚI THIỆU Trong chương trước chúng ta đã khảo sát các loại mạch tổ hợp đó là các mạch mà ngã ra của nó không phụ thuộc vào trạng thái trước đó của mạch. Nói cách khác nó là loại mạch không có khả năng nhớ một chức năng quan trọng của hệ thống logic. Trong chương này ta sẽ xét loại mạch thứ 2 là mạch tuần tự. - Mạch tuần tự là mạch có ngã ra không những phụ thuộc vào các trạng thái ngã vào mà còn phụ thuộc vào trạng thái ngã ra trước đó. Ta nói mạch tuần tự có tính nhớ. Ngã ra Q của mạch tuần tự là hàm logic của các biến ngã vào A B C . và ngã ra Q trước đó. Nghĩa là Q f Q A B C . - Mạch tuần tự vận hành dưới tác động của xung đồng hồ và được chia làm 2 loại Đồng bộ và Không đồng bộ. Ở mạch đồng bộ các phần tử chịu tác động đồng thời của xung đồng hồ CK và ở mạch không đồng bộ thì không có điều kiện này. - Phần tử cơ bản cấu thành mạch tuần tự là các Flipflop. II. FLIPFLOP 1. Giới thiệu Mạch flipflop FF là mạch đa hài lưỡng ổn tức mạch tạo ra sóng vuông và có 2 trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng của FF chỉ thay đổi khi có xung đồng hồ tác động. Một FF thường có một hoặc nhiều ngã vào và hai ngã ra. Tính nhớ của FF được thể hiện ở điểm Trạng thái của FF vẫn được giữ nguyên mặc dù sự tác động ngã vào đã chấm dứt. Hai ngã ra của FF thường được ký hiệu là Q ngã ra chính và Q ngã ra phụ . Người ta thường chỉ trạng thái của FF bởi ngã ra chính của nó. Nếu hai ngã ra có trạng thái giống nhau ta nói FF ở trạng thái cấm. FF có thể tạo nên từ các mạch chốt latch . Điểm khác biệt giữa một mạch chốt và một FF là FF chịu tác động của xung đồng hồ còn mạch chốt thì không. Người ta gọi tên các FF khác nhau bằng cách dựa vào tên các ngã vào của chúng. Chủ biên Võ Thanh Ân Trang 52 Tổ Tin Học 2. Chốt RS a. Chốt RS tác động cao Dưới đây là chốt RS có ngã vào R và S tác động ở mức cao. R 5 Q S Q Hình Chốt RS tác động mức cao. Các trạng thái .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.