TAILIEUCHUNG - ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN CƠ THỂ SINH VẬT

Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh 1. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật. Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo. Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ, ở vùng. | ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TÔ SINH THÁI LÊN CƠ THỂ SINH VẬT A. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh 1. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật. Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng giảm theo. Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ ở vùng băng giá Cực Bắc lạnh tới - 40o C vẫn có loài cáo cực thân nhiệt 38oC và gà gô trắng thân nhiệt 43oC sinh sống. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5 6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC. Nhiệt độ 5 6oC gọi là giới hạn dưới 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5 6oC đến 42oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn. Ví dụ ruồi giấm có chu kì sống từ trứng đến ruồi trưởng thành ở 25oC là 10 ngày đêm còn ở 18oC là 17 ngày đêm. Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái nóng quá cây sẽ bị cằn và sinh thái chim di trú vào mùa đông gậm nhấm ở sa mạc ngủ hè vào mùa khô nóng Sinh vật cũng chịu tác động của độ ẩm ánh sáng. như đối với nhiệt độ theo cách trên Có giới hạn chịu đựng dưới và trên đối với mỗi nhân tố sinh thái ấy giới hạn dưới và giới hạn trên có một điểm cực thuận ở đó sinh vật phát triển thuận lợi nhất . 2. Độ ẩm và nước Nước là thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật chiếm từ 50 đến 98 khối lượng của cây từ 50 ở Thú đến 99 ở Ruột khoang khối lượng cơ thể động vật. Mỗi động vật và thực vật ở cạn đều có một giới hạn chịu đựng về độ ẩm. Loại châu chấu di cư có tốc độ phát

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.