TAILIEUCHUNG - ĐỀ TÀI " ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DICH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM PHẦN "

Dịch vụ công (từ tiếng Anh là “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính cơ bản như: 1. là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; 2. việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác; 3. và không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng thì hàng hóa công cộng vẫn tồn tại. Nói một cách. | Trên thực tế, trong những năm qua, chính nhận thức không đúng trên đã gây ra những hệ quả tiêu cực trong một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hoá. Không ít nơi đã xảy ra hiện tượng thương mại hoá tràn lan và không lành mạnh trong các lĩnh vực này. Thí dụ, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan, trong trường thì dạy hời hợt, ngoài trường thì dạy nhồi nhét, thu tiền học cao, dạy và học chạy theo bằng cấp, thi cử, . Trong lĩnh vực y tế là hiện tượng giá thuốc chữa bệnh tăng cao bất hợp lý, sự lạm dụng kỹ thuật khám, chữa bệnh đắt tiền ở các cơ sở y tế ngoài công lập, . Những hiện tượng này được dư luận xã hội hết sức quan tâm, bởi vì chúng có liên quan đến đời sống của đông đảo người dân và là những vấn đề rất nhạy cảm. Có không ít người nghèo đáng ra được Nhà nước trợ giúp lại không thể tiếp cận được với các dịch vụ công, hoặc nếu tiếp cận được thì phải chịu những khoản chi phí vượt quá khả năng thực tế của mình. Việc làm rõ hàm ý nội dung của cơ chế xã hội hoá sẽ góp phần khắc phục được nhận thức sai lầm này.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.