TAILIEUCHUNG - Qui Nhơn và các cuộc chiến Tây Sơn Hữu Vinh

Qui Nhơn và các cuộc chiến Tây Sơn Hữu Vinh Sau khi lấy thành Quy Nhơn, Tây Sơn Vương đánh mạnh về phương nam và tiến lên phía bắc dẹp yên các tập đoàn phong kiến thối nát đương thời, đánh tan nhiều vạn quân xâm lược Xiêm phía nam, quân nhà Thanh phía bắc; Nguyễn Nhạc đóng đô ở thành Quy Nhơn (thành Hoàng Đế), xưng hiệu vua Thái Đức, Nguyễn Huệ - vua Quang Trung ở Phú Xuân (Thừa Thiên-Huế), còn Nguyễn Lữ giữ đất Gia Định. Đất nước tạm yên nạn xâu xé tranh giành quyền lợi giữa. | Qui Nhơn và các cuộc chiên Tây Sơn - Hữu Vinh Sau khi lấy thành Quy Nhơn Tây Sơn Vương đánh mạnh về phương nam và tiến lên phía bắc dẹp yên các tập đoàn phong kiến thối nát đương thời đánh tan nhiều vạn quân xâm lược Xiêm phía nam quân nhà Thanh phía bắc Nguyễn Nhạc đóng đô ở thành Quy Nhơn thành Hoàng Đế xưng hiệu vua Thái Đức Nguyễn Huệ - vua Quang Trung ở Phú Xuân Thừa Thiên-Huế còn Nguyễn Lữ giữ đất Gia Định. Đất nước tạm yên nạn xâu xé tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn phong kiến nạn quan lại hà hiếp nhân dân. Nhà Nguyễn -Tây Sơn lo việc nội trị ngoại giao bình yên xã tắc. Song sự yên ổn này không lâu khi nội bộ nhà Tây Sơn lục đục đặc biệt từ khi vua Quang Trung băng hà ngày 29-7 năm Nhâm Tý-1792 Nguyễn Quang Toản nối ngôi mới 15 tuổi hiệu Cảnh Thịnh vua Thái Đức ở Quy Nhơn tuổi về già trở nên an phận Nguyễn Lữ ở Gia Định không đủ sức giữ đất. Lại thêm một số nịnh thần tranh quyền lợi cá nhân hãm hại người tài đức khiến cho nhà Tây Sơn không còn thống nhất đoàn kết như lúc khởi nghĩa. Còn Nguyễn Ánh tức Nguyễn Phúc Ánh mặc dù bị nhà Tây Sơn dồn đến đường cùng nhưng chưa mất hẳn Phúc Ánh liên hệ cầu viện với Pháp được Pháp trợ giúp dần dần khôi phục thế lực và đánh lại Tây Sơn. Khi nghe tin Quang Trung mất Nguyễn Phúc Ánh cả mừng. Năm 1788 Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm được Sài Côn Sài Gòn và được Pháp giúp đỡ tàu đồng đã đánh ra các tỉnh Nam Trung Bộ và năm 1792 đem chiến thuyền đánh Quy Nhơn mở đầu cho các trận đánh lớn giữa hai nhà Nguyễn trên đất Quy Nhơn - nơi Tây Sơn chiếm thành đầu tiên của nhà Nguyễn. Quân nhà Nguyễn kéo vào cửa biển Thị Nại cửa biển Quy Nhơn . Đây là cửa biển có nhiều lợi thế phòng thủ quân sự phía đông có dãy núi Phương Mai phía tây có núi Nhạn Châu Gành Ráng làm cánh che. Từ thời Chiêm Thành đến Tây Sơn cửa Thị Nại luôn có đồn quân phòng ngự. Vua Thái Đức cho xây pháo đài ở hai dãy núi đặt đại bác để bắn xuống khi bị tấn công. Quân nhà Nguyễn dùng hỏa công đánh bất ngờ đốt phá thủy trại Tây Sơn làm cho quân Tây Sơn không chống cự

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.