TAILIEUCHUNG - BỎNG DO HOÁ CHẤT

Đặc điểm, hoàn cảnh: + Tổn thương do các hoá chất gây ra khi tác dụng trên da và niêm mạc phụ thuộc vào: - Đặc tính hoá học và vật lý của hoá chất. - Nồng độ hoá chất. - Thời gian tác dụng. - Đặc điểm vùng cơ thể bị. - Cách thức và thời gian được cứu chữa kỳ đầu. Trong thời bình, tỷ lệ bỏng hoá chất chiếm khoảng 5-6% trong các loại bỏng. Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét. | BỎNG HOÁ CHẤT I - ĐẠI CƯƠNG 1 - Đặc điểm hoàn cảnh Tổn thương do các hoá chất gây ra khi tác dụng trên da và niêm mạc phụ thuộc vào - Đặc tính hoá học và vật lý của hoá chất. - Nồng độ hoá chất. - Thời gian tác dụng. - Đặc điểm vùng cơ thể bị. - Cách thức và thời gian được cứu chữa kỳ đầu. Trong thời bình tỷ lệ bỏng hoá chất chiếm khoảng 5-6 trong các loại bỏng. Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên liệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong. Các hoá chất gây tổn thương bỏng gồm - Dung dịch các axit mạnh. - Muối một số kim loại nặng. - Dung dịch các chất bazơ mạnh. 2 - Cơ chế gây tổn thương bỏng hoá chất Mô tế bào tổn thương do hóa chất theo 2 cơ chế - Do tác dụng trực tiếp của hóa chất gây phản ứng làm tổn thương các thành phần tế bào và ngoại bào. - Do yếu tố nhiệt phản ứng hóa học sinh nhiệt làm thay đổi nhiệt độ mô tế bào gây bỏng. - Một số hóa chất khi tác dụng trên da và niêm mạc có khả năng ngấm sâu hấp thu vào máu gây nhiễm độc. - Da đen có sức kháng hoá chất tốt hơn hấp thu hoá chất tăng nếu da mỏng vùng da có nhiều mạch máu tổn thương nặng hơn chân bì có khả năng thấm với độc tố mạnh hơn biểu bì do vậy sự hấp thu hoá chất tăng lên khi lớp biểu bì bị tổn thương. - Sự khác nhau chủ yếu giữa bỏng hoá chất với bỏng nhiệt là sự phá hủy mô tế bào vẫn tiếp tục kéo dài sau tiếp xúc ban đầu với tác nhân. 3 - Hoá chất gây tổn thương mô tế bào cơ thể bằng các con đường Bỏng da do tiếp xúc. Bỏng đường hô hấp do hít vào sặc vào bỏng xung quanh cổ mặt. Bỏng đường tiêu hóa uống nhầm tự sát Bỏng mắt do hành hung tạt hóa chất II. BỎNG AXIT Thường gặp bỏng do 2 nhóm chính axit kim loại và axit hữu cơ. A. Cơ chế gây bỏng Khi axit tiếp xúc với da sẽ làm ngưng kết protein của mô và hút nước của tế bào hoá hợp với protein thành protein axit do ion hoá nhóm Carboxyl gây rối loạn liên kết Peptid làm đứt các mạch peptid lắng

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.