TAILIEUCHUNG - Bí quyết nhận lỗi trong công việc

Sai sót là điều không thể tránh khỏi trong công việc. Tuy nhiên, nếu sai lầm của bạn ảnh hưởng tới người khác, bạn phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đó không chỉ là việc rút ra bài học, tìm cách khắc phục mà còn thể hiện sự hối lỗi. Dưới đây là một số trường hợp bạn cần nói lời xin lỗi và những lưu ý cần nhớ: | Bí quyết nhận lỗi trong công việc Sai sót là điều không thể tránh khỏi trong công việc. Tuy nhiên nếu sai lầm của bạn ảnh hưởng tới người khác bạn phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đó không chỉ là việc rút ra bài học tìm cách khắc phục mà còn thể hiện sự hối lỗi. Dưới đây là một số trường hợp bạn cần nói lời xin lỗi và những lưu ý cần nhớ 1. Sai lầm của bạn ảnh hưởng tới đồng nghiệp Rõ ràng đây là trường hợp cần nói lời xin lỗi. Bạn có thể nói một cách đơn giản Tôi xin lỗi tiếp sau đó là lời đề nghị sửa chữa biện pháp khắc phục. Nếu tình huống phức tạp hơn như đồng nghiệp vẫn không thấy hài lòng bạn cần bày tỏ sự hối lỗi chân thành hơn. Meryl Runion một nhà diễn thuyết và tác giả của 6 cuốn sách về bí quyết giao tiếp đưa là lời gợi ý Tôi rất ân hận sự nông cạn của tôi đã khiến bạn phải vất vả. Tôi rất tiếc những việc tương tự như vậy chắc chắn sẽ không xảy ra trong tương lai. . 2. Một người trong nhóm gây sai sót cho khách hàng và bạn phải tiếp xúc với khách hàng đó Bạn nên thay mặt công ty nói chung để đưa ra lời xin lỗi cho khách hàng thay vì giả vờ đó là sai lầm của bạn. Anna Post một tác giả nói Có những lúc không phải lỗi tại mình nhưng bạn cần thay mặt cả nhóm đưa ra lời giải chứ không phải đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Làm như vậy bạn sẽ được đánh giá là chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng cũng như đồng nghiệp . 3. Khi bạn không chắc mình có nên xin lỗi hay không Ví dụ trong một cuộc họp bạn nhận thấy những nhận xét nghiêm khắc của mình đã khiến đồng nghiệp nào đó buồn rầu. Trước khi xin lỗi hãy cân nhắc thật kĩ. Liệu bạn có nói không đúng hay người đó buồn vì lí do khác Nếu mọi việc vẫn ổn bạn không cần phải xin lỗi. Hoặc khi bạn cộng tác với đồng nghiệp một số việc không như ý xảy ra và đó hoàn toàn không phải lỗi của bạn. Điều bạn cần nói là một sự chia sẻ với người đồng nghiệp kia chứ không phải lời xin lỗi. 4. Bạn góp phần làm cho nhóm bị lỡ kế hoạch Trường hợp này đòi hỏi sự khéo léo bởi một lời xin lỗi là không đủ để giải quyết vấn đề. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.