TAILIEUCHUNG - LƯỢC SỬ VIỆT NGỮ HỌC - Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 2)

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 2) Nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước, những quan sát, nghiên cứu về tiếng Việt còn rất sơ sài. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó. Trước hết, vì chức năng xã hội của tiếng Việt thời cổ trung đại còn hạn chế nên nhu cầu phải nghiên cứu nó không cao. Thứ hai, muốn nghiên cứu tiếng Việt phải có phương tiện là chữ viết phát triển nhưng trong khi đó, cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ thời kì. | Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học Phân 2 Nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước những quan sát nghiên cứu về tiếng Việt còn rất sơ sài. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó. Trước hết vì chức năng xã hội của tiếng Việt thời cổ trung đại còn hạn chế nên nhu cầu phải nghiên cứu nó không cao. Thứ hai muốn nghiên cứu tiếng Việt phải có phương tiện là chữ viết phát triển nhưng trong khi đó cả chữ Hán chữ Nôm và chữ quốc ngữ thời kì này đều có những hạn chế nhất định. Ở Việt Nam không mấy người có đủ trình độ tiếng Hán để có thể dùng chữ Hán để ghi lại những quan sát của mình về tiếng Việt. Những người có thể lưu bút cho đời như Lê Quý Đôn Ngô Thì Nhậm thì thật là hiếm. Chính người Trung Quốc đã dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt và làm ra cuốn từ điển đối chiếu đầu tiên là An Nam dịch ngữ 1 . Còn về chữ Nôm thì ông cha ta chỉ có thể gửi gắm những quan sát suy nghĩ của mình về tiếng Việt qua sự cấu tạo của chữ Nôm chứ bản thân chữ Nôm chưa thể trở thành phương tiện để miêu tả các phương diện của tiếng Việt mặc dù nó đã góp phần hình thành nên một loạt từ điển đối chiếu Hán-Việt các loại chi tiết xem chương II của cuốn sách này . Chữ quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỉ XVII nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi đạo Thiên Chúa mà triều đình phong kiến Việt Nam cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài lại thi hành chính sách cấm đạo nên chữ quốc ngữ không thể phát triển truyền bá rộng rãi. Thứ ba Việt Nam và Trung Quốc là những nước đồng văn mà truyền thống ngôn ngữ học Trung Hoa chỉ xoay quanh âm vận học huấn hỗ học tự thư học cho nên cái phông lí thuyết để miêu tả tiếng Việt thời kì này cũng chỉ xoay quanh âm chữ và nghĩa mà thôi. Lê Quý Đôn một nhà bác học của Việt Nam thế kỉ XVIII đã đóng góp cho lịch sử văn hoá nước nhà trên nhiều mặt như triết học lịch sử văn học . Những suy nghĩ quan sát của ông về ngôn ngữ cũng rất phong phú giá trị nhưng dẫu sao vẫn chưa vượt qua được cái phông chung của thời đại. Tuy nhiên trong thời cổ trung đại đã có những công trình về ngữ pháp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.