TAILIEUCHUNG - Tài liệu sinh học: Bò sát

hằn lằn sọ đủ có thể coi như là nguồn gốc của tất cả bò sát chính. Sự tiến hoá của các nhóm nầy về cơ bản thích nghi với đời sống hoạt động nên bộ xương trở nên nhẹ và chắc hơn: chi dài, số đốt sống chậu tăng (ít nhất có 2 đốt) đai vai nhẹ. Ðặc biệt sọ nhẹ nhờ tiêu giảm các xương bì để hình thành hố thái dương. Hố này là chỗ bám của cơ nhai. Các hố thái dương được hình thành theo 2 cách chủ yếu: một đôi hố thái dương hoặc. | Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http Bò sát phần 1 Sự tiến hoá của bò sát Reptilia Thằn lằn sọ đủ có thể coi như là nguồn gốc của tất cả bò sát chính. Sự tiến hoá của các nhóm nầy về cơ bản thích nghi với đời sống hoạt động nên bộ xương trở nên nhẹ và chắc hơn chi dài số đốt sống chậu tăng ít nhất có 2 đốt đai vai nhẹ. Đặc biệt sọ nhẹ nhờ tiêu giảm các xương bì để hình thành hố thái dương. Hố này là chỗ bám của cơ nhai. Các hố thái dương được hình thành theo 2 cách chủ yếu một đôi hố thái dương hoặc 2 đôi hố thái dương. Do đó dựa vào hố thái dương mà toàn bộ bò sát có thể chia làm 4 nhóm 1. Nhóm không cung Anapsida Giáp sọ nguyên vẹn không có hố thái dương gồm thằn lằn sọ đủ và rùa. Rùa là bò sát cổ nhất ở kỷ Tam diệp rùa có cấu tạo tương tự như ngày nay. 2. Nhóm một cung trên Euryapsida Giáp sọ có một đôi hố thái dương nằm ở phía trên cung thái dương được hợp bởi xương sau ổ mắt và xương vảy gồm thằn lằn Cổ rắn Plesiosauria và thằn lằn Vây cá Ichthyosauria . Thằn lằn cổ rắn dài từ 2 5 - 15m sống ở biển có da trần thân dẹp chi khoẻ hình bơi chèo cổ dài đầu nhỏ đuôi ngắn. Thằn lằn vây cá chuyển hoá với đời sống ở dưới nước hơn thằn lằn cổ rắn dài từ 1 - 14m có da trần hình thoi cổ không rõ ràng đầu dài đuôi dị hình chi hình bơi chèo ngắn chi sau nhỏ hơn chi trước ăn cá. 3. Nhóm một cung bên Synapsida Giáp sọ có một đôi hố thái dương nằm ở trên cung thái dương hợp bởi xương gò má và xương vuông gồm bò sát hình thú Theromorpha bắt nguồn trực tiếp từ thằn lằn sọ đủ. Chúng có bộ hàm khoẻ với cơ hàm phát triển răng nằm trong lổ chân răng song đốt sống vẫn lõm hai mặt. Đến cuối kỷ Permi xuất hiện bò sát hình thú cao Theriodonta chúng mang nhiều đặc điểm của thú như bộ răng đã phân hoá thành răng cửa răng nanh và răng hàm có khẩu cái thứ sinh lồi cầu chẩm ngăn đôi xương răng rất lớn át các xương khác của hàm dưới. Có thể kể Cynognathus một dạng ăn thịt ít chuyển hóa Inostrancevia ăn thịt chuyên hoá. Vào cuối kỷ Tam diệp các bò sát hình thú

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.