TAILIEUCHUNG - BÁO CÁO KHOA HỌC " NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH "

Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 trước khi giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đây là một trong những yếu tố khiến cho lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức thấp trong năm 2009. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2010 trở lại đây, giá cả hàng hóa đã tăng cao đột biến cộng với việc mức độ mở cửa cao của nền kinh tế Việt Nam (tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP lớn hơn 150%) đã khiến chi phí nguyên. | NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH ThS. Chu Khánh Lân Học viện Ngân hàng Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 trước khi giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đây là một trong những yếu tố khiến cho lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức thấp trong năm 2009. Tuy nhiên kể từ đầu năm 2010 trở lại đây giá cả hàng hóa đã tăng cao đột biến cộng với việc mức độ mở cửa cao của nền kinh tế Việt Nam tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP lớn hơn 150 đã khiến chi phí nguyên vật liệu đầu vào của những ngành sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu tăng lên tạo áp lực tăng giá trong nước. Bài viết nhằm phân tích nguyên nhân dẫn tới lạm phát cao tại tại Việt Nam trong những năm gần đây và một số gợi ý chính sách. 1. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM . Chính sách kinh tế theo đuổi mức tăng trưởng cao Do sự chậm lại trong quá trình cải cách kinh tế từ năm 1996 và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á năm 1997 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cuối những năm 1990 đã chững lại đi kèm với hiện tượng thiểu phát trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế Chính phủ Việt Nam đã thực hiện liên tiếp chính sách tài khóa CSTK và chính sách tiền tệ CSTT theo hướng nới lỏng chi Ngân sách Nhà nước NSNN tỷ lệ đầu tư trên GDP cung tiền M2 tăng liên tục xem Hình 1 . Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân GDP đạt mức trên 7 tuy nhiên đi kèm với mức tăng trưởng này là lạm phát tăng cao nhất từ năm 1996 trở lại ở mức 9 5 vào năm 2004. Hình 1. Tăng trưởng GDP và tỷ lệ tiết kiệm đầu tư trên GDP giai đoạn 19982010 Nguồn ADB statistics 1 Sau khi kiềm chế lạm phát thành công xuống mức 6 6 vào năm 2006 trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức cao là 8 2 Chính phủ Việt Nam đã định hướng tiếp tục theo đuổi chính sách kinh tế tăng trưởng cao nhằm nhanh chóng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006- 2010 . Tỷ lệ đầu tư bắt đầu vượt xa tỷ lệ tiết kiệm đi kèm với

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.