TAILIEUCHUNG - Đề tài: Sự phát triển phôi của lưỡng cư ( Amphibia )

Lưỡng cư là những động vật Có xương sống đầu tiên chuyển từ môi trường nước lên cạn nên mang các đặc điểm của các động vật Có xương sống ở cạn nhưng chưa hoàn chỉnh và có các đặc điểm của động vật Có xương sống ở nước. | BÀI BÁO CÁO CEMINA MÔN SINH HỌC PHÁT TRIỂN ĐỘNG VẬT Đề tài:Sự phát triển phôi của Lưởng Cư (Amphibia ) Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Liên Bùi Thị lan Hương Lê Thị Hà Lê Thị Duyên I. Đặc điểm chung - Lưỡng cư là những động vật Có xương sống đầu tiên chuyển từ môi trường nước lên cạn nên mang các đặc điểm của các động vật Có xương sống ở cạn nhưng chưa hoàn chỉnh và có các đặc điểm của động vật Có xương sống ở nước. Bộ xương đã hoá xương, cột sống chia thành 4 phần, một số loài cột sống có xương sườn. Sọ khớp động với cột sống nhờ 2 lồi cầu chẩm, xương hàm trên gắn với hộp sọ. Sụn móng hàm biến thành xương tai (xương bàn đạp nằm trong tai giữa). - Thần kinh trung ương phát triển: não trước phát triển chia thành 2 bán cầu não với não thất rõ ràng, nóc não có chất thần kinh làm thành vòm não cổ. Cơ quan cảm giác phát triển thích nghi với đời sống trên cạn như: Mắt có thấu kính lồi, giác mạc lồi, thính giác có tai giữa với xương bàn đạp, khứu giác thông với hầu qua lỗ mũi trong. - Hô hấp bằng da, phổi (ở con trưởng thành) và bằng mang (đối với ấu trùng), do đó xương nắp mang tiêu giảm hoàn toàn. - Hệ tuần hoàn phát triển cao hơn cá: Tim có 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. - Cơ quan tiêu hoá đã hình thành lưỡi chính thức, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá có cấu tạo điển hình. Bên cạnh đó Lưỡng cư còn thể hiện một số đặc điểm nguyên thủy như: + Cơ quan bài tiết là trung thận + Da trần, có nhiều tuyến da + Trứng không có màng dai bảo vệ và chỉ phát triển trong nước + Là động vật biến nhiệt. triển phôi ở Lương Cư Ngay sau khi thụ tinh, hợp tử trải qua một loạt nguyên phân cực nhanh gọi là sự phân cắt. Kết quả là sự thành lập phôi nang. Sau đó tốc độ nguyên phân giảm dần, các phôi bào trải qua hàng loạt chuyển động trong phôi nang bằng cách thay đổi vị trí của chúng với các tế bào khác. Quá trình này gọi là sự phôi vị hóa, tạo nên 3 lớp phôi bì. Các tế bào của 3 lớp phôi bì lại tiếp tục tương tác với nhau và sắp xếp lại tạo thành các cơ quan. Quá trình này .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.