TAILIEUCHUNG - Solanine: chất gây độc ở mầm khoai tây

Lâu nay, theo kinh nghiệm dân gian, khi khoai tây nảy mầm thì không nên ăn. Vì sao không nên ăn, dưới góc độ hóa học, mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Ngoài ra solamin còn có ở trong các phần của cây như thân, lá và củ và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Solanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ. | 1 1 Á A - A A 11 J A Solanine chất gây độc ở mâm khoai tây Lâu nay theo kinh nghiệm dân gian khi khoai tây nảy mầm thì không nên ăn. Vì sao không nên ăn dưới góc độ hóa học mầm khoai tây có chứa solanine một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Ngoài ra solamin còn có ở trong các phần của cây như thân lá và củ và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Solanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate glyco- mạch nhánh. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây bao gồm cả lá quả và củ. Nó rất độc thậm chí ở hàm lượng rất nhỏ. Solanine có cả tính diệt nấm và trừ sâu và nó là một trong những chất tự nhiên bảo vệ cây. Khoai tây sản xuất solanine và chaconine một chất glycoalkaloid cùng họ một cách tự nhiên như cơ chế bảo vệ chống lại côn trùng và các tác nhân gây bệnh. Lá và thân cây khoai tây có hàm lượng glycoalkaloid tự nhiên cao. Để củ khoai tây tiếp xúc với ánh sáng dù ở trên cánh đồng trong quá trình bảo quản trong kho bảo quản hay tại nhà sẽ sản sinh quá trình tạo sắc tố xanh trên bề mặt củ. Sắc tố này hoàn toàn vô hại và được tìm thấy ở tất cả các loại cây xanh rau rậm lá rau cải bắp. Thế nhưng ở củ khoai tây điều này giống như một dấu hiệu nhận biết . Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy không nên ăn những phần củ có màu xanh. Khi mức solanine tăng nó cũng đồng thời tạo vị đắng cho khoai tây sau khi nấu chín. Sự sinh tổng hợp solanine xuất hiện đồng thời nhưng độc lập với sự sinh tổng hợp chlorophyll quá trình này có thể diễn ra không cần quá trình kia. Khác với chlorophyll sự hình thành solanine không cần ánh sáng nhưng ánh sáng có thể thúc đẩy nó diễn ra nhanh hơn. Sự hình thành solanine ở khoai tây diễn ra trên bề mặt vỏ thường không sâu hơn 3mm. Gọt vỏ trước khi chế biến là cách phòng nguy cơ gây ngộ độc. Ngộ độc solanine chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.