TAILIEUCHUNG - Dự trữ quốc tế

• Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của NHNN Việt Nam (theo điều 4 Pháp lệnh ngoại hối) • Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước: ( điều 32- pháp lệnh ngoại hối) - ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài. - chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do chính phủ tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành. - quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại quỹ quốc tế. - vàng - các loại. | Dự trữ của các nước châu Á đã tăng từ mức 250 tỷ USD của năm 1997 lên 2,5 nghìn tỷ USD năm 2007, chủ yếu nhờ Trung Quốc. Nguyên nhân: Do xu hướng tự do hóa tiền tệ và quốc tế không ngừng tăng lên, đòi hỏi các nước phải từng bước nới lỏng sự hạn chế của ngành tiền tệ,xóa bỏ quản lý ngoại hối, mở rộng phạm vi thị trường tiền khác , thực lực kinh tế các nước đang phát triển lại tương đối yếu kém, luật pháp chưa hoàn nữa các nước này chưa có một chế đọ quản lý có hiệu lực với lĩnh vực tiền tệ, đã tạo thuận lợi cho đầu tư. Do đó, các nước cần có một lượng dự trữ đủ mạnh một mặt đáp ứng khả năng thanh toán (3-6 tháng nhập khẩu) của nền kinh tế , mặt khác đẻ can thiệp ổn định thị trường ngoại hối khi có hiện tượng rút vốn ồ ạt của nhà đâu tư nước ngoài. GIẢI PHÁP: Dự trữ ngoại hối là một vấn dề rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Do đó biện pháp quản lý thế nào cho phù hợp cần được quan tâm đúng mực. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường đang từng bước được hoàn thiện để hoà nhập vào kinh tế thế các kinh nghiệm quản lý của một số nước đi trước có mô hình quản lý dự trữ hữu hiệu dự trữ ngoại hối, chúng ta có thể học hỏi cũng như rút kinh nghiệm từ những nước đó. Qua nghiên cứu chúng tôi xin có một số ý kiến nhỏ về mô hình quản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN thời gian tới như sau: - về khái niệm: cần theo thông lệ quốc tế: dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản định giá bằng ngoại tệ và vàng, có khả năng sử dụng ngay và thể hiện được trên bảng cân đối của ngân hàng trung ương. - Về nguyên tắc quản lý cần thống nhất theo nguyên tắc an toàn dự trữ theo hướng phải đầu tư vào các tổ chức có tín nhiệm cao mà ko theo đuổi lợi nhuận, theo sự biện động ngắn hạn của thị trường ngoại hối. dự trữ ngoại hối được sử dụng để can thiệp thị trường bình ổn tỷ giá, đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế và tạm ứng cho các nhu cầu chi đột xuất của nhà nước. - Cần xách định một mô hình đầu tư thống nhất và hiệu quả: các mô hình này được xây dựng từ các mô hình kinh tế và các kịch bản đưa ra trong điều kiện cụ thể của từng nước. như Hàn Quốc sử dụng IT system để tính mức sinh lời theo giá thị trường và tiêu chuẩn hoá việc đánh giá thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối. Hàn quốc phân tách rõ rệt 3 chức năng : giao dịch, phân tích và hạch toán bằng việc thành lập front office, middle office và back office và đơn vị quản lý dự trữ ngoại hối tập trung (Vụ Quản lý dự trữ) trong đó chú trọng và thành lập bộ phận phân tích kinh tế lượng dựa vào mô hình kinh tế (middle office) và bộ phận xây dựng chiến lược đầu tư (front office) để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối. - Cần xây dựng được một cơ cấu đầu tư phù hợp dựa trên mô hình kinh tế để đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất trong miền rủi ro cho phép Áp dụng mạng dịch vụ, hệ thống thông tin hiện đại để phù hợp với tình hình quản lý hiện tại của Việt Nam, các hệ thống mạng dịch vụ và thông tin sau đây có thể sử dụng gồm: (i)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.