TAILIEUCHUNG - Việt triết thường tập_4

Sổ đoạn trường ghi chép và quy định số phận con người. Sổ đoạn trường không phải chỉ là một biểu tượng, và tích truyện của nàng Kiều không phải là dụ ngôn. Theo Nguyễn Du, tích truyện của Thúy Kiều là một sự lập lại của chính định mệnh. | Chương V Chữ Mệnh Trong Truyện Kiều Quá Trình Biến Hóa Của Việt Nho 1. Luận đề của Truyện Kiều Định mệnh và Tu tâm hay Siêu việt biện chứng . Định Mệnh Truyện Kiều không phải chỉ là một câu truyện của một người thiếu nữ tài hoa Thúy Kiều song là một tích sự epic hay nói theo kiểu ngôn ngữ của hậu hiện đại một tích truyện narrative về định mệnh của con người. Thế nên chúng ta không lấy làm lạ khi Nguyễn Du chọn Đoạn Trường của Thanh Tâm Tài Nhân soạn lại với tựa đề Đoạn Trường Tân Thanh. Sổ đoạn trường ghi chép và quy định số phận con người. Sổ đoạn trường không phải chỉ là một biểu tượng và tích truyện của nàng Kiều không phải là dụ ngôn. Theo Nguyễn Du tích truyện của Thúy Kiều là một sự lập lại của chính định mệnh. Đó chính là một quy định một quy định thật sự từng ghi chép minh bạch trong một cái sổ gọi là đoạn trường bởi ông Trời mà con người chúng ta dù tài hoa tới đâu cũng không thể thay đổi. Thúy Kiều chỉ lập lại Đạm Tiên giống hệt như Đạm Tiên chỉ là một tích sự tiêu biểu cho tất cả mọi số mệnh của những kỳ nữ tương tự. Nói theo ngôn ngữ của triết gia Friedrich Nietzsche định mệnh con người lập đi lập lại trong vòng luân hồi vĩnh cửu ewige Wiederkehr des Gleichen . . Bi Kịch của Thân Phận Con Người Thế nên trong tích truyện tính chất bi đát tragic cũng như phi lý absurd của con người được Nguyễn Du diễn đạt trong sự mâu thuẫn hay trong biện chứng đối lập giữa tài và mệnh Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau hay Chữ Tài liền với chữ Tai một vần. Ý chí con người ước vọng tự nhiên của chúng sinh như tình ái Kim Trọng Thúc Sinh cũng như tài hoa Thúy Kiều và quyền lực Từ Hải vẫn không thể thắng định mệnh mưu sự tại nhân song thành sự tại thiên. Sự bất lực của con người được diễn đạt bởi niềm tin vào định mệnh là một sự bi đát vượt khỏi những bi thương thường nhật. Tính chất bất tự do của thân phận làm người là một bi đát vượt xa cái bi thảm thường tình của con người như sinh lão bệnh tử tức cái nghiệp mà đức Thích-Ca khám phá trước khi giác ngộ đạo. Thật vậy

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.