TAILIEUCHUNG - Việt triết thường tập_3

kiến thức, về sự dị biệt giữa mục đích cũng như phương pháp, các triết gia và khoa học gia đã đơn phương cho rằng, nếu chỉ có một chân lý duy nhất, thì cũng chỉ có thể có một nền tri thức duy nhất, đó là tri thức khoa học. | kiến thức về sự dị biệt giữa mục đích cũng như phương pháp các triết gia và khoa học gia đã đơn phương cho rằng nếu chỉ có một chân lý duy nhất thì cũng chỉ có thể có một nền tri thức duy nhất đó là tri thức khoa học. Mà đã là khoa học thì cũng chỉ có một nền khoa học mà thôi đó là khoa học tự nhiên. Họ theo Galileo và Newton quả quyết rằng nếu luật thiên nhiên có tính chất phổ quát và tất yếu thì nó phải được áp dụng vào tất cả mọi lãnh vực cũng như sinh hoạt trong thiên nhiên bao gồm con người xã hội và kinh tế. Họ xác quyết là kết quả sẽ hoàn toàn giống nhau nếu áp dụng cùng một phương pháp khoa học như nhau. Như vậy họ xác nhận một quan niệm khoa học thống nhất unified sciences và quyền uy tuyệt đối của khoa học này the absolute supremacy of sciences . Sự thật là các nhà khoa học không hoàn toàn đúng. Những lý thuyết áp dụng khoa học tự nhiên vào đạo đức học như chủ thuyết công lợi utilitarianism hay hiệu quả luận consequentialism hay quyết định luận decisionism đã không thành công trong công việc tiên đoán predict áp dụng và giải quyết những vấn nạn đạo đức của con người. Hoặc cực đoan hơn lý thuyết đạo đức dựa trên mô thức toán học tức nền đạo đức nghĩa vụ deontology của Kant càng không thể áp dụng được. Sự thất bại của các nền đạo đức dựa trên khoa học tự nhiên hay toán học có thể giải thích được bởi sự việc nhầm lẫn giữa khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn và nhất là bởi tư tưởng độc tôn của khoa học thống nhất. Trên thực tế hai nền khoa học này không đồng nhất và bản chất của chúng cũng không thể đồng nhất. Nơi đây chúng tôi xin vắn tắt một số điểm như sau - Thứ nhất mục đích của khoa học tự nhiên khác với khoa học nhân văn. Nếu khoa học tự nhiên nhắm đến tri thức tuyệt đối mà họ có thể kiến cấu nhờ khám phá ra luật tự nhiên và dựa trên mô hình của tự nhiên thì khoa học nhân văn nhắm tới tri thức thực hành hay nhắm tới một nền kiến thức thông dụng nhắm giải quyết những vấn nạn của con người và của xã hội. Mô hình của khoa học nhân văn không dựa theo một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.