TAILIEUCHUNG - Những rắc rối trong lịch sử khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 3

Dân địa phương từ lâu đã biết các đào đìa. ở vùng cỏ hoang hoặc giữa rừng tràm, cá rút xuống đìa mà sống. Và khi đã quen thói, hằng năm cá lên rừng vào mùa mưa, trở về rạch, về đìa khi mùa nắng bắt đầu. Nhiều đìa cá của dân làng đào sẵn trong rừng hoang lại trở thành đìa của điền chủ vì phần đất ấy đã bị trưng khẩn. | Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 3 Dân địa phương từ lâu đã biết các đào đìa. ở vùng cỏ hoang hoặc giữa rừng tràm cá rút xuống đìa mà sống. Và khi đã quen thói hằng năm cá lên rừng vào mùa mưa trở về rạch về đìa khi mùa nắng bắt đầu. Nhiều đìa cá của dân làng đào sẵn trong rừng hoang lại trở thành đìa của điền chủ vì phần đất ấy đã bị trưng khẩn. Đìa đào ở trong rừng thì nhiều cá nhưng khó đem cá về lắm khi phải gánh cá hàng năm bảy cây số nếu đìa ít cá thì bỏ luôn chẳng ai thèm tát đìa ở xa trong rừng gọi là đìa U Minh theo nghĩa là ở nơi u u minh minh tối tăm như địa ngục mặc dầu không nằm trong vùng U Minh . Nhà nước bày lệ đấu thầu để thâu thuế nhiều hơn mỗi lần đấu cho phép khai thác trong ba năm. Điều kiện sách ghi rõ là sự ích lợi của nông nghiệp phải trọng hơn các điều khác nhưng trong thực tế việc đấu thủy lợi làm giàu cho một số trung gian. Họ chia ra từng phần nhỏ rồi cho mướn lại với giá cao gấp đôi hoặc gấp ba. Để bắt hết cá kỹ thuật hữu hiệu nhất là xây rọ với đăng sậy tùy theo hình thể con rạch mà lựa chọn kiểu rọ thích hợp. Nhiều cuộc tranh chấp xảy ra người đấu thủy lợi nếu có thế lực thì cứ phá đập giữ nước của kẻ khác đang làm ruộng để cá trên ruộng chạy xuống rạch gây nạn lúa háp vì ruộng bị cạn quá sớm. Hoặc người khai thác thủy lợi làm cản trở lưu thông ngăn cản không cho câu cá khiến người địa phương ăn uống khổ cực thiếu cá làm mắm dự trữ để làm mùa. Nhiều làng đã xin quan trên bỏ việc cho thầu thủy lợi để dân làng tự do bắt cá mà ăn. Nhưng khoản dự thâu ngân sách về thủy lợi hằng năm không thể bỏ được quan trên thường giải quyết bằng cách bắt buộc mỗi đầu dân đóng thêm năm cắc hoặc một đồng để bù trừ lại. Chủ đất có thế lực thường ngang nhiên đắp đập ở ngọn rạch không cho cá xuống khiến người xây rọ chịu thất thâu. Dân Châu Đốc xuống Rạch Giá dạy nghề xây rọ. Dân Gò Công tới vàm biển sông Cái Lớn phổ biến việc đóng đáy trước năm 1912 . Việc thành lập làng mới Người nhiều vốn để mộ dân đi khẩn hoang mà dám .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.