TAILIEUCHUNG - Hệ thống chính quyền của họ Trịnh thế kỷ XVII - XVIII

Hệ thống chính quyền của họ Trịnh thế kỷ XVII - XVIII Nhà Trịnh xuất hiện trên vũ đài chính trị năm 1545 với Trịnh Kiểm được vua Trang Tông ban chức Đô tướng tiết chế các quân doanh thủy bộ, kiêm Tổng nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự, gia phong Thái sư, tước Lạng quốc công. Do những chiến công đuổi được nhà Mạc và dư đảng, khôi phục được kinh thành Thăng Long, Trịnh Tùng được vua Lê Trang Tông ban cho kim sách (sách vàng) vào năm Quang Hưng thứ 17 (1594). Sau khi triều Minh. | Hệ thống chính quyền của họ Trịnh thế kỷ XVII - XVIII Nhà Trịnh xuất hiện trên vũ đài chính trị năm 1545 với Trịnh Kiểm được vua Trang Tông ban chức Đô tướng tiết chế các quân doanh thủy bộ kiêm Tổng nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự gia phong Thái sư tước Lạng quốc công. Do những chiến công đuổi được nhà Mạc và dư đảng khôi phục được kinh thành Thăng Long Trịnh Tùng được vua Lê Trang Tông ban cho kim sách sách vàng vào năm Quang Hưng thứ 17 1594 . Sau khi triều Minh phái Sứ bộ sang nước ta mang theo lễ vật và xin kết tình láng giềng hòa hiếu tháng 3 năm 1599 Trịnh Tùng đã thành công trong việc đặt quan hệ ngoại giao với triều Minh. Mặt khác tạm thời để yên cho con cháu nhà Mạc chiếm cứ vùng đất Cao Bằng ở phía Bắc. Tháng 4 năm Quang Hưng thứ 22 1599 vua Trang Tông cử Thái tể Vinh Quốc công Hoàng Đình Ái đem kim sách sách vàng phong cho Trịnh Tùng làm Đô Nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An vương 1 . Trịnh Tùng được quyền mở phủ Chúa đặt quan thuộc . Từ đó mọi việc chính quyền quân sự thuế khóa đều do phủ Chúa trông coi Trịnh Tùng được quyết đoán mọi việc 2 . Bắt đầu xuất hiện một thể chế chính trị đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đó là hệ thống chính quyền kép mà thường được gọi với danh xưng Lưỡng đầu chế vua Lê và chúa Trịnh. Tác giả Lê Kim Ngân trong tác phẩm chuyên khảo Văn hóa chính trị Việt Nam Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII cho rằng Lưỡng đầu chế được coi như định chế cổ truyền của dân tộc Việt Nam 3 trên cơ sở ràng buộc với nhau bằng tình cảm nhiều hơn là pháp lý. Ngược lại lưỡng đầu chế vua Lê - chúa Trịnh mang nặng tính chất quyền lợi của hai dòng họ vì vậy mối liên hệ pháp lý giữa hai vị đứng đầu vương triều và phủ chúa đòi hỏi phải đặt thành một quy tắc minh bạch và chặt chẽ 4 . Việc phân chia quyền lực tưởng chừng như rất rành rẽ nhưng thực tế đã chứng minh vào thế kỷ XVII - XVIII vương triều Lê tồn tại chỉ là trên danh nghĩa còn thực quyền đã thuộc về Phủ đường nhà Trịnh sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình xác lập .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.