TAILIEUCHUNG - Nền kinh tế thương hiệu - Brand Economy

Kinh tế thương hiệu là một thực tế, đã hình thành trong những phân khúc của hậu tư bản. Thương hiệu Apple đang nhanh chóng trở thành một thế lực kinh tế mạnh mẽ nhất nước Mỹ, sánh ngang với Exxon, Microsoft và Wal-mart. Trong khi khái niệm kinh tế tri thức còn khá mơ hồ thì thương hiệu đã trở thành một thế lực kinh tế mạnh mẽ. Thương hiệu - Brand (1) là khái niệm mới của kinh tế học và marketing chứ không phải chỉ là khái niệm trademark (nhãn hiệu hàng hoá). . | Nền kinh tế thương hiệu - Brand Economy 07 04 2010 16 25 Kinh tế thương hiệu là một thực tế đã hình thành trong những phân khúc của hậu tư bản. Thương hiệu Apple đang nhanh chóng trở thành một thế lực kinh tế mạnh mẽ nhất nước Mỹ sánh ngang với Exxon Microsoft và Wal-mart. Trong khi khái niệm kinh tế tri thức còn khá mơ hồ thì thương hiệu đã trở thành một thế lực kinh tế mạnh mẽ. Thương hiệu - Brand 1 là khái niệm mới của kinh tế học và marketing chứ không phải chỉ là khái niệm trademark nhãn hiệu hàng hoá . Về bản chất thì thương hiệu đã hình thành bằng những dạng thức sơ khai song song với khái niệm sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên chỉ cho đến cuối thế kỷ 20 thì brand là chiến lược tạo sự thành công vượt bậc và bền vững của các tập đoàn đa quốc gia và càng ngày càng trở thành một thế lực kinh tế hình thành một khái niệm mới cần phải được công nhận rộng rãi hoặc ngược lại cần được giữ như một bí quyết đó là nền kinh tế thương hiệu. Simon Anholt đã chỉ ra số liệu thống kê từ Interbrand rằng chỉ riêng giá trị 100 thương hiệu dẫn đầu toàn cầu đã lên đến gần 1000tỷ USD đồng thời ước tính tổng giá trị thương hiệu hiện nay đã chiếm gần 1 3 giá trị của nền kinh tế toàn cầu. Có thể khi nhìn vào những con số trên đây nhiều quý vị sẽ ngạc nhiên nhưng đó là sự thật. Cho dù bản chất thương hiệu là tự nhiên là sự tất yếu trong quá trình tiến hoá của loài người 2 . Nhưng các nước tư bản trong suốt thế kỷ 20 đã đi tiên phong trong việc áp dụng thương hiệu ngay sau các quá trình hình thành tư bản Ford P G Unilever Coca-Cola và SONY . Sự nhìn nhận và áp dụng thương hiệu ban đầu chỉ nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận thậm chí cho đến bây giờ vẫn có khá đông và họ là những người căm ghét Simon Anholt 3 vẫn chỉ sử dụng thương hiệu để tạo ra lợi nhuận cục bộ càng nhiều càng tốt nhưng một nửa thành phần tư bản kia thì đang hướng đến những lợi ích kinh tế bền vững hơn hay thậm chí hướng đến những giá trị tất yếu như chính bản chất của thương hiệu đó là tính nhân văn sự an toàn cho con người .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.