TAILIEUCHUNG - Di sản văn hóa tiêu biểu Thời Lý 2

Di sản văn hóa tiêu biểu Thời Lý 2 3. Múa rối nước Vào thời Lý, các loại hình văn nghệ đã trở nên đa dạng. Lý Thái Tổ có đặt chức "quan giáp" để trông coi người ca múa. Lý Nhân Tông cho xây nhà múa (vũ định). Các trò tiêu khiển như múa khiên, đánh cầu rất phổ biến trong giới quý tộc cũng như trong dân gian. Múa rối nước, một nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam, đã được phôi thai từ trước thời nhà Lý tại đồng bằng sông Hồng. Dưới thời nhà Lý,. | Di sản văn hóa tiêu biểu Thời Lý 2 3. Múa rối nước Vào thời Lý các loại hình văn nghệ đã trở nên đa dạng. Lý Thái Tổ có đặt chức quan giáp để trông coi người ca múa. Lý Nhân Tông cho xây nhà múa vũ định . Các trò tiêu khiển như múa khiên đánh cầu rất phổ biến trong giới quý tộc cũng như trong dân gian. Múa rối nước một nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam đã được phôi thai từ trước thời nhà Lý tại đồng bằng sông Hồng. Dưới thời nhà Lý thể loại nghệ thuật này trở nên tinh xảo và từ đó truyền đến bây giờ. Có tài liệu xác định năm 1121 là mốc mà múa rối nước trở thành một nghệ thuật phổ biến. Đó là bia đá Sùng Thiện Diên Linh chùa Chọi Duy Tiên Nam Hà ghi lại việc diễn rối nước như một nghi lễ mang tính nghệ thuật để mừng thọ nhà vua. Hiện nay ở trước cửa chùa Thầy Sài Sơn Quốc Oai Hà Tây trên hồ Long Trì còn lại một di tích gần như nguyên vẹn của một sân khấu rối nước được xây cất từ thời Lê. Múa rối nước là một nghệ thuật biểu diễn bằng con rối trên mặt nước kết hợp một cách kỳ ảo hai yếu tố rối và nước. Sân khấu của rối nước là ao hồ của làng mạc thôn quê. Khán đài là bãi cỏ quanh đấy. Rất thuận tiện cho dân chúng đến thưởng lãm. Trên nước là một tòa thủy đình hai tầng tầng trên dùng để thờ Tổ tầng dưới là hậu trường có mành che. Khác với các loại hình biểu diễn khác nghệ nhân của trò múa rối nước không xuất hiện trên sân khấu. Họ đứng trong nước núp sau bức mành tre điều khiển các con rối bằng một hệ thống que dây phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật nghệ thuật tinh xảo. Các con rối được làm bằng gỗ thường là gỗ sung vì gỗ sung nhẹ nổi trên nước được. Rối cao không quá 50cm và được điêu khắc một cách tinh xảo. Chúng được sơn phết lộng lẫy bằng sơn ta để không bị đổi màu khi xuống nước và không thấm nước. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc của các nghệ nhân. Họ phải nghiên cứu kịch bản phác ra trên giấy một hình tượng rối với đủ tính chất thần sắc cùng vóc dáng trang phục phù hợp với nhân vật sau đó mới đến giai đoạn đục khắc trên gỗ. Gỗ sung phải có số tuổi .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.