TAILIEUCHUNG - Chương 4 mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

Mô hình dữ liệu quan hệ(relational model) do Codd (công ty IBM) để xuất năm 1970 và được Codd và các nhà nghiên cứu khác tiếp tục phát triển | Trần Quốc Chiến Cơ sở dữ liệu chương 4 MÔ hình Cơ Sở Dữ liệu quan hệ Mô hình dữ liệu quan hệ relational model do . Codd công ty IBM đề xuất năm 1970 và được Codd và các nhà nghiên cứu khác tiếp tục phát triển. Đây là mô hình được cài đặt nhiều nhất hiện nay. Mô hình dữ liệu quan hệ biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng hay quan hệ. Mô hình quan hệ được xây dựng trên nền tảng Đại số quan hệ vì thế nó có cơ sở toán học vững chắc. Mô hình dữ liệu quan hệ có ba thành phần cơ bản sau 1 Cấu trúc dữ liệu. Dữ liệu được tổ chức dạng bảng quan hệ . 2 Thao tác dữ liệu. Các phép tính mạnh ngôn ngữ truy vấn SQL được sử dụng để thao tác xử lý dữ liệu dạng quan hệ. 3 Toàn vẹn dữ liệu. Các chức năng tiện ích đảm bảo các qui tắc ràng buộc toàn vẹn dữ liệu. I. CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN 1. Miền Miền là một tập hợp các giá trị. Người ta thường dùng chữ hoa để ký hiệu miền. Ví dụ Các tập hợp sau là các miền - Tập các số nguyên - Tập các xâu ký tự độ dài không quá 30 ký tự - A 0 1 2. Tích Đề-các Tích Đề-các của các miền D1 D2 . Dn các miền có thể trùng nhau ký hiệu là D1 X D2 X . X Dn là tập hợp tất cả n-bộ v1 v2 . vn thoả mãn v1GD1 v2GD2 . vneDn. Tức là D1 X D2 X . X Dn v1 v2 . vn Y1GD1 v2eD2 . vneDn . Ví dụ Cho D1 0 1 D2 a b c . Khi đó tích đề-các D1 X D2 0 a 0 b 0 c 1 a 1 b 1 c . 3. Quan hệ Quan hệ là tập con của tích đề-các của một hoặc nhiều miền. Quan hệ có thể có hữu hạn hoặc vô hạn số phần tử. Trong giáo trình này ta giả thiết rằng quan hệ có hữu hạn phần tử. Chương 4. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ 4 - 1 Trần Quốc Chiến Cơ sở dữ liệu Ví dụ Cho D1 0 1 D2 a b c . Tập r 0 a 1 b 1 c o D1 X D2 vậy r là quan hệ trên D1 và D2. Ta nói quan hệ r có bậc n nếu r là tập con của tích đề-các của n miền. Mỗi phần tử của quan hệ gọi là bộ tuple hay bản ghi record . Mỗi bộ của quan hệ bậc n còn gọi là n-bộ có n thành phần. Mỗi thành phần của bộ là nguyên tô có nghĩa không thể phân tách được thành các thành phần nhỏ hơn. Để trực quan ta có thể coi quan hệ như một bảng table trong đó mỗi hàng là một bộ .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.